Khớp ‘đổ bệnh’ vì thể thao quá sức

Ít vận động hay vận động với cường độ cao đều dẫn đến khớp nhanh thoái hóa, nhất là khi đã bước qua tuổi “băm”. Làm thế nào để duy trì đam mê chơi thể thao nhưng vẫn giữ cho khớp dẻo dai là mối bận tâm của nhiều người.

Ít vận động hay vận động với cường độ cao đều dẫn đến khớp nhanh thoái hóa, nhất là khi đã bước qua tuổi “băm”. Làm thế nào để duy trì đam mê chơi thể thao nhưng vẫn giữ cho khớp dẻo dai là mối bận tâm của nhiều người.

Vì sao khớp dễ tổn thương?


Mỗi khớp trên cơ thể phải đảm nhiệm nâng đỡ một hay nhiều bộ phận và giúp cơ thể cử động trơn tru, linh hoạt. Hoạt động hàng ngày khiến khớp hư tổn theo thời gian, tuy nhiên ở những người vận động nhiều hoặc thường xuyên chơi thể thao với cường độ lớn, áp lực lên khớp tăng lên rất nhiều khiến chúng bị tàn phá nhanh chóng hơn.

Những người chơi bóng đá thì dễ bị tổn thương khớp gối, bàn chân, ngón chân. Người chơi tennis, cầu lông thì dễ tổn thương khớp vai, khuỷu tay, gối, khớp cổ chân. Người hay tập gym, võ thuật thì các khớp dễ bị tác động xấu là cổ tay, đầu gối, lưng và vai…

Không ít người thường chủ quan bỏ qua các chấn thương, lâu ngày gây tổn thương toàn bộ cấu trúc khớp, đặc biệt là phần sụn khớp, dẫn tới giới hạn vận động và rất khó hồi phục.

TS-BS Tăng Hà Nam Anh
Áp lực ‘đổ đầu’ sụn khớp

Cơ thể hoạt động nhiều gây áp lực không ngừng lên xương khớp khiến các cấu trúc sợi collagen có trong sụn khớp - vốn chiếm 90% thành phần sụn - dù bền chắc vẫn dễ dàng bị tổn thương, mòn đi, nứt và vỡ ra.

Những tổn thương nhỏ trong thể thao thường tạo nên một “hiệu ứng domino”: các tế bào sụn bị viêm sẽ kích hoạt hệ thống phòng vệ của cơ thể và các tế bào miễn dịch sẽ xuất hiện để dọn dẹp các phần hư hỏng. Nhưng đồng thời chúng cũng dọn dẹp luôn các tế bào sụn lành xung quanh.

Hậu quả là sụn khớp bị chính cơ thể hủy hoại ngày một nhanh và tình trạng thoái hóa khớp xảy ra sau đó là điều khó tránh khỏi. Thoái hóa khớp gây đau nhức mạn tính, dẫn đến biến dạng khớp, xương mọc gai, khớp bị phá hủy và tàn phế.

Dưỡng chất sinh học UC-II có trong JEX bảo vệ mô sụn, gia tăng độ dẻo dai của xương khớp, phòng tránh và cải thiện hiệu quả tình trạng thoái hóa khớp

Gia tăng độ dẻo dai cho khớp

Quá đam mê một môn thể thao nào đó nhưng lại không phù hợp với thể trạng, sức khỏe, tuổi tác của bản thân mình chính là cách “bức tử” khớp nhanh chóng.

Vì thế, người trên 30 tuổi cần hạn chế tập các môn vận động mạnh, có tính chất đối kháng cao. Hoặc người đã bị chấn thương khớp gối thì nên bơi lội, đi bộ nhẹ nhàng. Thời gian dành cho thể thao khoảng 30-60 phút mỗi ngày là đủ tốt cho sức khỏe. Khi thấy khớp bị đau nhức, sưng viêm, cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám.

Gần đây, các nhà khoa học từ Viện InterHealth (Mỹ) đã phát minh ra dưỡng chất sinh học UC-II (có trong JEX) tác động trúng đích lên tổ chức khớp. Sau khi dụng nạp vào cơ thể bằng đường uống, 53% dưỡng chất UC-II sẽ được hấp thu vào máu, bổ sung collagen tại các sụn khớp, giúp giảm đau, tái tạo và nuôi dưỡng sụn khớp. Phần dưỡng chất còn lại sẽ hiện diện tại mảng cuối của ruột non, giúp điều chỉnh đáp ứng miễn dịch, bảo vệ sụn khớp, hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

Kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy, UC-II giúp tăng gấp đôi độ dẻo dai của khớp, giảm 30% tình trạng cứng khớp, giảm 33% tình trạng khó vận động và giảm 40% tình trạng đau khớp nói chung chỉ trong 90 ngày. Hiện UC-II là giải pháp giúp quân đội Mỹ tăng sức bền cho tân binh trong các hoạt động tập luyện thao trường.

Như vậy, khớp chỉ “ngon cơm” khi vận động vừa phải, đều đặn. Bổ sung dưỡng chất sinh học để chăm sóc sụn như UC-II là cần thiết đối với người đam mê thể thao. Bên cạnh đó, việc chăm sóc sụn khớp cũng cần được chú trọng ở những đối tượng có nguy cơ thoái hóa khớp cao như: thừa cân - béo phì, người lao động nặng, phụ nữ trung niên…

Tuyệt đối không tự ý sử dụng các thuốc giảm đau có tác dụng nhanh chóng chưa được nghiên cứu khoa học vì sẽ có nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ nguy hiểm như: loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, suy thận, mục xương... Cần sáng suốt lựa chọn các sản phẩm được chứng minh công dụng, chức năng rõ ràng bằng các nghiên cứu, kiểm nghiệm lâm sàng với kết quả tốt cho chăm sóc và hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp.


TS-BS Tăng Hà Nam Anh
(Trưởng khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình, BV Nguyễn Tri Phương)


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.