"Lạc" tinh hoàn trong ổ bụng không hề hay biết, 44 năm sau người đàn ông bị ung thư tinh hoàn

Trong 2 tuần liên tiếp, từ 28/7 đến 10/8, các bác sĩ Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận hai trường hợp nam bệnh nhân không thấy tinh hoàn trong bìu từ nhỏ, không điều trị dẫn đến biến chứng ung thư.

Bệnh nhân N.X.K, 44 tuổi, ở Phú Thọ, đã có vợ và 3 con. Ngay từ nhỏ, bệnh nhân không thấy tinh hoàn phải trong bìu. Khoảng 1 năm nay xuất hiện khối đau tức ở hố chậu phải. Anh K đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khám. Phim chụp cộng hưởng từ có khối u ở hố chậu phải, kích thước khoảng 7cm, nghĩ tới u tinh hoàn bên phải. Ngày 10/8, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ khối u tinh hoàn bên phải trong ổ bụng.

Trước đó, các bác sĩ Trung tâm Nam học cũng phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ u tinh hoàn trái trong ổ bụng cho bệnh nhân N.H.L, 37 tuổi, là giáo viên, đã có vợ và hai con. Anh L không điều trị ở đâu, đến viện trong tình trạng đau tức vùng hạ vị lệch trái. Phim chụp cắt lớp vi tính có hình ảnh khối ở tiểu khung, kích thước 10cm, nghĩ tới tinh hoàn trái ung thư hoá.

Lạc tinh hoàn trong ổ bụng không hề hay biết, 44 năm sau người đàn ông bị ung thư tinh hoàn-1


Trong 2 tuần liên tiếp, từ 28/7 đến 10/8, các bác sĩ Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận hai trường hợp nam bệnh nhân không thấy tinh hoàn trong bìu từ nhỏ.

Giải thích cho các trường hợp tinh hoàn trong ổ bụng và các yếu tố nguy cơ, PGS.TS Nguyễn Quang - Giám đốc Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Trong giai đoạn đầu của thai nhi nam, tinh hoàn nằm trong ổ bụng. Sau đó, tinh hoàn di chuyển dần xuống bìu và nằm ở đó cho tới lúc trẻ được sinh ra. Sự di chuyển từ bụng xuống bìu của tinh hoàn chịu sự tác động của rất nhiều cơ chế. Nếu những cơ chế này bị ảnh hưởng sẽ làm tinh hoàn không xuống được bìu và gây ẩn tinh hoàn. Ẩn tinh hoàn là một trong những dị tật bẩm sinh thường gặp nhất của cơ quan sinh dục nam, gặp ở khoảng 3% trẻ sinh đủ tháng, sau đó tinh hoàn có thể xuống thêm tự nhiên và đến khi 1 tuổi còn tỷ lệ 1%.

Các nguy cơ đối với bệnh nhân có ẩn tinh hoàn bao gồm:

- Vô sinh: Đặc biệt với nam giới có ẩn tinh hoàn 2 bên.

- Ung thư tinh hoàn: Tinh hoàn ẩn có nguy cơ ung thư cao gấp 3-4 lần so với tinh hoàn trong bìu.

- Xoắn tinh hoàn

Về nguyên tắc điều trị, các bac sĩ cho biết, phẫu thuật hạ tinh hoàn được tiến hành càng sớm càng tốt, càng giảm các nguy cơ nêu trên. Tất cả nam giới nếu không thấy tinh hoàn 1 hoặc 2 bên trong bìu thì cần đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được sử lý kịp thời để tránh các nguy cơ như vô sinh và nguy cơ ung thư hóa như 2 trường hợp bệnh nhân nêu trên.

 

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/tin-moi/lac-tinh-hoan-trong-o-bung-khong-he-hay-biet-44-nam-sau-nguoi-dan-ong-bi-ung-thu-tinh-hoan-218964

ung thư


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.