- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lạm dụng thuốc bổ, trẻ có thể bị hỏng nội tạng
Không phải cứ dùng thuốc bổ là tốt, dùng không đúng cách sẽ gây nên một số tác dụng phụ có hại đối với trẻ.
Không phải cứ dùng thuốc bổ là tốt, dùng không đúng cách sẽ gây nên một số tác dụng phụ có hại đối với trẻ.
Thuốc bổ nói chung là thuốc được bào chế nhằm cung cấp những chất cơ thể thiếu, nhằm bồi dưỡng cơ thể, tăng cường sức khỏe, giảm mỏi mệt, giúp ăn được, ngủ được… Đặc biệt, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc bổ được quảng cáo tăng sức đề kháng, tăng chiều cao, giúp trẻ thông minh… khiến không ít phụ huynh tin tưởng và lạm dụng.
Có nhiều quan niệm sử dụng thuốc bổ cho trẻ sai lầm đang xuất hiện ngày càng phổ biến như: uống vitamin, khoáng chất thay bữa ăn; tăng liều để bổ nhiều hơn; dùng thuốc bổ chữa bệnh; uống thuốc bổ hàng ngày để phòng bệnh… Việc sử dụng thuốc bổ không đúng cách có thể gây ra những tác dụng ngoài mong muốn như làm tăng lượng hormone ở trẻ dẫn đến dậy thì sớm, chán ăn, chướng bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Một số khác sẽ bị chảy máu cam, khô họng, đau họng, thậm chí béo phì, tăng huyết áp… gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Trẻ uống nhiều thuốc sắt dễ bị táo bón. Vitamin tan trong dầu mỡ như A, D, E, K thì có thể gây ngộ độc nếu sử dụng dồn dập vì cơ thể bé không kịp thải ra, dễ tích lũy ở gan gây hại. Bên cạnh đó, ngộ độc vitamin A có thể gây tăng áp lực nội sọ, Vitamin D có thể dẫn đến táo bón cho trẻ. Trẻ sử dụng quá liều vitamin C có thể gây sỏi thận. Ngoài ra trẻ có thể bị dị ứng với vitamin nhóm B mà hay gặp là B6, B1, hay B12, có thể gây sốc phản vệ.
Nếu không sử dụng đúng, thuốc bổ còn có thể có các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa (đau bụng, nôn ói, tiêu chảy); biếng ăn (do mất thăng bằng chất dinh dưỡng); chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ…
Trẻ có chế độ ăn hợp lý sẽ có lượng vitamin cần thiết cho cơ thể nên không cần phải dùng thêm thuốc bổ. Thuốc bổ chỉ nên dùng trong trường hợp trẻ không thể ăn (trẻ mắc bệnh) hoặc không chịu ăn (biếng ăn).
Dược sĩ Hoàng Tôn Hà Vy cho biết, không nên tùy tiện dùng thuốc bổ cho bé. Các bà mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa cách dùng như thế nào, trong bao lâu, liều lượng ra sao… Ngoài ra, phụ huynh cần cung cấp cho bác sĩ biết các thông tin về những loại thuốc trẻ đang sử dụng, đặc biệt là thuốc chống đông, những loại thuốc điều trị và thuốc bổ mà trẻ từng bị dị ứng khi sử dụng trước đây.
Nếu sử dụng thuốc bổ, phụ huynh cần lưu ý nên cho trẻ uống thuốc bổ vào ban ngày và tốt nhất là buổi sáng. Các viên vitamin đơn lẻ có thể uống trước hay sau ăn đều được. Riêng các viên đa sinh tố (multivitamin) nên uống sau ăn thì sẽ ít khó chịu hơn. Thuốc bổ được điều chế theo hình dáng, mùi vị như kẹo nên cần để xa tầm với của trẻ. Đối với trẻ lớn, nên nói cho bé biết đó là thuốc, không phải kẹo để tránh tự tiện dùng quá liều.
Thuốc bổ nói chung là thuốc được bào chế nhằm cung cấp những chất cơ thể thiếu, nhằm bồi dưỡng cơ thể, tăng cường sức khỏe, giảm mỏi mệt, giúp ăn được, ngủ được… Đặc biệt, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc bổ được quảng cáo tăng sức đề kháng, tăng chiều cao, giúp trẻ thông minh… khiến không ít phụ huynh tin tưởng và lạm dụng.
Có nhiều quan niệm sử dụng thuốc bổ cho trẻ sai lầm đang xuất hiện ngày càng phổ biến như: uống vitamin, khoáng chất thay bữa ăn; tăng liều để bổ nhiều hơn; dùng thuốc bổ chữa bệnh; uống thuốc bổ hàng ngày để phòng bệnh… Việc sử dụng thuốc bổ không đúng cách có thể gây ra những tác dụng ngoài mong muốn như làm tăng lượng hormone ở trẻ dẫn đến dậy thì sớm, chán ăn, chướng bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Một số khác sẽ bị chảy máu cam, khô họng, đau họng, thậm chí béo phì, tăng huyết áp… gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Trẻ uống nhiều thuốc sắt dễ bị táo bón. Vitamin tan trong dầu mỡ như A, D, E, K thì có thể gây ngộ độc nếu sử dụng dồn dập vì cơ thể bé không kịp thải ra, dễ tích lũy ở gan gây hại. Bên cạnh đó, ngộ độc vitamin A có thể gây tăng áp lực nội sọ, Vitamin D có thể dẫn đến táo bón cho trẻ. Trẻ sử dụng quá liều vitamin C có thể gây sỏi thận. Ngoài ra trẻ có thể bị dị ứng với vitamin nhóm B mà hay gặp là B6, B1, hay B12, có thể gây sốc phản vệ.
Nếu không sử dụng đúng, thuốc bổ còn có thể có các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa (đau bụng, nôn ói, tiêu chảy); biếng ăn (do mất thăng bằng chất dinh dưỡng); chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ…
Trẻ có chế độ ăn hợp lý sẽ có lượng vitamin cần thiết cho cơ thể nên không cần phải dùng thêm thuốc bổ. Thuốc bổ chỉ nên dùng trong trường hợp trẻ không thể ăn (trẻ mắc bệnh) hoặc không chịu ăn (biếng ăn).
Dược sĩ Hoàng Tôn Hà Vy cho biết, không nên tùy tiện dùng thuốc bổ cho bé. Các bà mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa cách dùng như thế nào, trong bao lâu, liều lượng ra sao… Ngoài ra, phụ huynh cần cung cấp cho bác sĩ biết các thông tin về những loại thuốc trẻ đang sử dụng, đặc biệt là thuốc chống đông, những loại thuốc điều trị và thuốc bổ mà trẻ từng bị dị ứng khi sử dụng trước đây.
Nếu sử dụng thuốc bổ, phụ huynh cần lưu ý nên cho trẻ uống thuốc bổ vào ban ngày và tốt nhất là buổi sáng. Các viên vitamin đơn lẻ có thể uống trước hay sau ăn đều được. Riêng các viên đa sinh tố (multivitamin) nên uống sau ăn thì sẽ ít khó chịu hơn. Thuốc bổ được điều chế theo hình dáng, mùi vị như kẹo nên cần để xa tầm với của trẻ. Đối với trẻ lớn, nên nói cho bé biết đó là thuốc, không phải kẹo để tránh tự tiện dùng quá liều.
Theo Infonet
-
Sức khỏe7 giờ trướcTheo y học cổ truyền, lá lốt có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm, đặc biệt các bệnh về đau nhức xương khớp.
-
Sức khỏe12 giờ trướcBị chướng bụng, đau hố chậu trái một tuần không đỡ, người phụ nữ trẻ đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện mắc ung thư hiếm gặp, đã di căn.
-
Sức khỏe12 giờ trướcĂn hàng ngày để duy trì sự sống là vô cùng quan trọng, nhưng thói quen ăn uống sai lầm lại khiến tuổi thọ của bạn bị bòn rút.
-
Sức khỏe16 giờ trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe17 giờ trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe19 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe20 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.