- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Loại gia vị quen thuộc giúp giảm mùi tanh, cực tốt cho thận chợ Việt nào cũng có
Loại gia vị quen thuộc này không chỉ giúp khử mùi tanh của thực phẩm mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là cho thận, có mặt ở hầu hết các chợ Việt.
Rau thì là có tên khoa học là Anethum graveolens L. (tiếng Anh: Dill), một số nơi còn gọi là cây thìa là- đây là loại rau gia vị được trồng phổ biến ở nhiều vùng của Việt Nam, nhất là vào các tháng mùa lạnh. Thì là có mùi thơm đặc trưng, rất dễ nhận biết. Tác dụng của rau thì là đến từ các hợp chất chống oxy hóa và thành phần dinh dưỡng trong đó.
Theo USDA Hoa Kỳ thì khoảng 9 gam thì là tươi có chứa 4 calo, 5 mg natri, khoảng 10% nhu cầu vitamin C khuyến nghị hàng ngày (DV) và một lượng nhỏ 1% DV canxi, đồng, magie, kali, riboflavin và kẽm cùng mangan, folate, sắt, phốt pho, vitamin A. Trong đó, các chất chống oxy hóa D-Limonene, tanin, flavonoid, carvone giúp công dụng của cây thì là trở nên nổi bật trong nhiều loại rau gia vị khác.
Ngoài lá rau thì là thì hạt thì là cũng được ứng dụng nhiều trong nấu ăn và các bài thuốc cổ truyền. Trong Đông y, hạt thì là có tính ấm, vị cay, không độc vào kinh vị, công năng đuổi khí lạnh, cầm nôn mửa, trị ăn uống khó tiêu, đau bụng do lạnh, đau mạn sườn, nấc; chống co thắt, thông kinh, giảm đau do bị va đập chấn thương, đau nhức răng; có tác dụng bổ thận khí, giúp gân xương vững chắc, lợi sữa;...
Nếu đang băn khoăn về các tác dụng của rau thì là hay ăn cây thì là có tốt không thì dưới đây là một thông tin về công dụng của loại rau gia vị này.
Thì là chứa chất terpenoid hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh về gan, tim, thận và não.
Tốt cho thận
Thì là chứa chất terpenoid hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh về gan, tim, thận và não. Nhờ khả năng lợi tiểu, thì là cũng cũng hỗ trợ điều trị rối loạn đường tiết niệu như bệnh thận, tiểu buốt.
Kích thích tiết sữa ở các bà mẹ
Thì là có chứa thành phần giống như estrogen. Thành phần này hoạt động trong cơ thể cũng giống như estrogen. Nó sẽ kích thích việc tiết sữa ở dê và được các nhà nghiên cứu tin rằng, cũng có tác dụng tương tự đối với phụ nữ.
Việc sử dụng thì là để làm tăng tiết sữa đã được sử dụng từ nhiều thế kỷ, và đến nay, nhiều bà mẹ vẫn dùng các loại trà thảo mộc dựa trên cây thì là để tăng tiết sữa.
Tốt cho hệ hô hấp
Với hàm lượng vitamin C dồi dào, cây thì là có tác dụng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, và hỗ trợ điều trị chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như: bị ho, hay ho có đờm, và đau họng,.. Theo một nghiên cứu tại Ý, nếu bị viêm họng, bạn nên súc miệng bằng dầu làm từ hạt của cây thì là, điều này làm cho long đờm ở trong phổi và giảm đi chứng đau họng tức thì.
Giảm cholesterol trong máu
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) thì rủi ro gặp phải các biến chứng sức khỏe sẽ tăng lên khi nồng độ cholesterol trong máu tăng lên, chẳng hạn như các biến cố tim mạch gồm bệnh tim và đột quỵ.
Một nghiên cứu năm 2021 trên Tạp chí Herbal Medicine cho thấy, cây thì là có thể giúp giảm tổng lượng cholesterol trong máu, giảm mức cholesterol LDL (hay còn gọi là cholesterol xấu - loại cholesterol được biết đến là có thể gây ra các mảng xơ vữa với chất béo bám đầy bên trong lòng động mạch).
Ăn lá thìa là nấu chín mỗi ngày có thể giúp cơ thể điều trị táo bón và tiêu hóa tốt.
An toàn cho hệ tiêu hóa
Ăn lá thìa là nấu chín mỗi ngày có thể giúp cơ thể điều trị táo bón và tiêu hóa tốt. Tinh dầu thìa là còn được dùng trong trường hợp bị nấc cụt, ợ chua thừa axit trong dạ dày, đầy bụng hoặc chứng tiêu chảy do rối loạn.
Thúc đẩy sản xuất tế bào bạch cầu
Các tế bào bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng xâm nhập từ bên ngoài vào cơ thể gây bệnh. Cây thì là giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do gây hại cho tế bào, giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ quá trình hình thành xương, chữa lành vết thương và trao đổi chất.
Giảm đau bụng kinh
Một nghiên cứu mới đây tiến hành tại Iran chỉ ra rằng, tinh chất cây thì là phối hợp với vitamin E có thể làm giảm đáng để tình trạng đau bụng kinh. Tinh chất cây thì là thậm chí còn hiệu quả hơn việc dùng thuốc giảm đau ở các đối tượng nghiên cứu.
Tốt cho thị lực
Ngoài vitamin C thì cây thì là cũng là nguồn vitamin A tốt. Bổ sung vitamin A đầy đủ đã được chứng minh là có lợi cho sức khỏe thị lực và cả hệ miễn dịch, sức khỏe sinh sản cũng như sự tăng trưởng và phát triển cơ thể.
Làm lành vết thương và vết côn trùng đốt
Trong y học cổ truyền, cây thì là là một loại cây truyền thống được sử dụng để làm lành vết thương hoặc các vết cắn có độc, cũng như để loại bỏ chất độc. Đó là bởi vì tinh dầu thì là được tin là có một số thành phần có thể kích thích liền da và thậm chí có thể làm liền các vết thương sâu bên trong.
Cây thì là là một loại cây truyền thống được sử dụng để làm lành vết thương hoặc các vết cắn có độc.
Chống ung thư
Theo Healthline, các monoterpen (một loại terpen) là hợp chất thực vật tự nhiên có liên quan tới các đặc tính chống ung thư, kháng virus, kháng nấm và chống viêm được các nhà khoa học tìm thấy trong cây thì là, cụ thể hơn là d-limonene - có liên quan tới ngăn ngừa ung thư phổi, ung thư vú và ung thư ruột kết.
Điều trị bệnh tả
Các nghiên cứu khoa học gần đây chỉ ra rằng, các loại gia vị thông thường, bao gồm cả thì là và ớt đỏ có tác dụng chống lại bệnh tật và làm chậm quá trình phát triển của một số loại vi khuẩn nhất định có liên quan đến bệnh tả.
Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn
-
Sức khỏe9 giờ trướcHoàng đế Càn Long, sinh năm 1711, là vị vua sống thọ nhất trong lịch sử Trung Quốc, ông sống thọ tới 89 tuổi.
-
Sức khỏe12 giờ trướcMùa xuân đến rồi, đây là thời điểm lý tưởng để bạn bổ sung 4 loại rau "vàng" này vào thực đơn, giúp nuôi dưỡng gan, giải độc, giảm mỡ, làm sạch ruột.
-
Sức khỏe12 giờ trướcLoại quả này chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác như vitamin C, kali và chất chống oxy hóa, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể.
-
Sức khỏe13 giờ trướcPhó giáo sư Nguyễn Lân Hiếu bác bỏ thông tin chỉ cần 2-3 giờ lọc máu với chi phí chưa đến chục triệu phòng ngừa được đột quỵ, hết mỡ máu, đái tháo đường.
-
Sức khỏe16 giờ trướcMỗi sáng ăn một lát gừng có tốt cho sức khoẻ không là thắc mắc của nhiều người, hãy cùng xem giải đáp trong bài viết dưới đây.
-
Sức khỏe16 giờ trướcNhiều người có thói quen uống một ly cà phê mỗi ngày, không chỉ để tỉnh táo mà còn vì yêu thích hương vị đặc trưng của nó.
-
Sức khỏe20 giờ trướcMột học sinh lớp 7 ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh vừa tử vong nghi do cúm A.
-
Sức khỏe21 giờ trướcNhiều người không biết rằng chọn sai thực phẩm cho bữa tối cũng hại sức khỏe chẳng kém gì bỏ bữa!
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người tin rằng nốt ruồi trên cơ thể có thể mang lại may mắn và tài lộc. Tuy nhiên, không phải nốt ruồi nào cũng tốt, thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười phụ nữ 50 tuổi ở Đài Loan, Trung Quốc nhập viện cấp cứu trong tình trạng tức ngực, khó thở. Bác sĩ chẩn đoán cô bị suy thận, tim lão hóa như người 80 tuổi.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgày 20/2, đại diện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết, thời gian gần đây, Khoa Vi rút - Ký sinh trùng đã tiếp nhận và điều trị nhiều bệnh nhân mắc áp xe gan do nhiễm ký sinh trùng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNăm 2023, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ công bố danh sách 41 loại rau củ tốt nhất thế giới. Trong danh sách này có nhiều loại rau quen thuộc với người Việt.