- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lợi và hại của truyền dịch
Khi truyền dịch, với bất cứ dịch truyền nào đều có thể gây ra các tai biến trầm trọng.
Thời gian qua, có rất nhiều trường hợp bị biến chứng do tự ý truyền dịch hoặc lạm dụng việc truyền dịch. Vậy cần đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Cần quan niệm đúng
Có một quan niệm khá phổ biến cho rằng dùng thuốc tiêm tốt hơn thuốc uống. Do đó, khi đến phòng khám, một số bệnh nhân cứ năn nỉ thầy thuốc cho dạng thuốc tiêm. Đặc biệt có sự hiểu sai về tác dụng của dạng thuốc tiêm truyền tĩnh mạch nhỏ giọt, gọi tắt là “truyền dịch” mà một số người khi khám chữa bệnh cứ nằng nặc đòi truyền cho bằng được; thậm chí có sự lạm dụng đến độ có người không bệnh tật gì chỉ thấy mệt một chút nhưng muốn cho khỏe hơn cứ nài nỉ thầy thuốc xin vô “nước biển”, vô “đạm” hay vô “mỡ”.
“Nước biển” là từ mà một số bà con ta quen dùng để gọi chung các loại dịch truyền, còn “đạm” là dịch truyền chứa chất bổ dưỡng là các axít amin và “mỡ” là dịch truyền chứa chất béo cung cấp năng lượng. Cần nhấn mạnh rằng truyền dịch, tức vô mấy thứ dịch truyền vừa kể, là rất quý khi hữu sự nhưng không phải luôn là phương cách tốt nhất để chữa bệnh hoặc để bổ dưỡng, tăng cường sức khỏe.
Truyền dịch như thế nào?
Chúng ta cần lưu ý dịch truyền có nhiều loại tùy theo tác dụng, có thể chia làm 4 loại như sau:
- Dịch truyền cung cấp nước, các chất điện giải cho cơ thể: Dùng trong trường hợp cơ thể bị mất nước, mất chất điện giải. Dung dịch loại này có dung dịch “ngọt” chứa đường glucose, dung dịch “mặn” chứa muối natri clorid hoặc dung dịch chứa nhiều chất điện giải có tên Ringer Lactat. Từ “nước biển” ban đầu được dùng để chỉ dung dịch mặn chứa muối natri clorid giống như nước biển nhưng về sau, bà con ta dùng từ nước biển để gọi tất cả dịch truyền khác.
- Dung dịch tái lập cân bằng kiềm toan trong cơ thể: Dùng trong trường hợp cơ thể bị bệnh hoặc thừa toan (tức dư chất axít hay còn gọi “toan huyết”) hoặc thừa kiềm (tức dư chất base). Truyền dịch loại này sẽ có tác dụng trung hòa sự thừa toan hay thừa kiềm, như khi người bệnh bị toan huyết, bác sĩ chỉ định tiêm truyền dung dịch kiềm là natri bicarbonat.
- Dịch truyền cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể: Dùng trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh không thể ăn qua đường tiêm tĩnh mạch, đây là loại dịch truyền hay bị lạm dụng. Dịch truyền loại này cung cấp các axít amin thiết yếu (là chất dinh dưỡng cơ bản lấy từ chất đạm), các vitamin và chất khoáng, một số chất béo (như dầu đậu nành tinh lọc nhằm cung cấp năng lượng).
- Dịch truyền thay thế máu: Dùng trong trường hợp người bệnh bị mất máu. Dịch truyền loại này là các dung dịch keo chứa các chất có phần tử lớn như dextran có tác dụng tái lập khối lượng chất lỏng trong máu.
Ngoài 4 loại dịch truyền kể trên, người ta cần dùng dịch truyền có chứa thuốc như kháng sinh để tiêm truyền trong trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng. Bị nhiễm khuẩn nặng nếu dùng kháng sinh dạng uống sẽ không có hiệu quả.
Truyền dịch tùy tiện - Lợi bất cập hại
Rõ ràng, với những tác dụng dùng trong điều trị, dịch truyền là dạng thuốc rất quý, rất cần thiết trong trường hợp bệnh nặng cần được cấp cứu (nhiều khi được truyền dịch mới cứu sống người bệnh) hoặc trong trường hợp người bệnh không thể uống thuốc. Tuy nhiên, do có nhiều loại dịch truyền nên dùng loại dịch truyền nào sẽ tùy từng ca bệnh cụ thể với liều lượng được tính toán cho từng người, có sự theo dõi của thầy thuốc chứ không phải loại nào cũng truyền được và truyền với bất cứ liều lượng nào.
Khi truyền dịch, với bất cứ dịch truyền nào, đều có thể có các tai biến rất trầm trọng xảy ra. Trước hết là nguy cơ nhiễm trùng, xuất phát từ nơi đưa thuốc vào cơ thể. Các bệnh nhiễm như HIV/AIDS, viêm gan siêu vi B, C… đều có thể lây nhiễm qua đường tiêm chích, đặc biệt qua truyền dịch, nếu việc truyền dịch bừa bãi không đúng quy cách, không được vô trùng. Thứ đến, do truyền dịch đưa vào cơ thể một số lượng nước lớn, các chất điện giải, chất dinh dưỡng nên có thể gây rối loạn về chuyển hóa hay các hiện tượng phù ở tim, thận… Đặc biệt, dịch truyền có thể gây phản ứng toàn thân khi cơ thể không “chịu” như hiện tượng sốt run hoặc gây sốc dịch truyền rất nguy hiểm. Chính vì vậy, khi thầy thuốc chỉ định cho dùng dịch truyền là đã có sự cân nhắc rất kỹ, xét thấy đó là việc rất cần thiết và khi truyền dịch, thầy thuốc phải theo dõi chặt chẽ để trong trường hợp tai biến xảy ra sẽ có biện pháp xử lý kịp thời.
Theo NLĐ
-
Sức khỏe47 phút trướcDưới đây là 7 loại quả bệnh nhân tiểu đường có thể yên tâm ăn, vừa giúp hạ đường huyết lại còn giúp phòng ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm.
-
Đại dịch COVID-19 tại Việt NamSức khỏe1 giờ trướcBA.5 và BA.4 là hai biến chủng phổ biến trong các ca mắc mới tại nhiều nước phương Tây. Nó được cho là có khả năng lây lan mạnh gấp nhiều lần BA.2 của Omicron.
-
Sức khỏe2 giờ trướcNếu không có thói quen sống lành mạnh, tuổi thọ cũng có thể bị suy giảm. Vậy, phụ nữ sống lâu thường có biểu hiện gì?
-
Sức khỏe12 giờ trướcCa nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên ở trẻ đã được phát hiện ở Pháp. Thông báo của Cơ quan Y tế Khu vực (ARS) Île-de-France cho biết bệnh nhi không biểu hiện triệu chứng nghiêm trọng.
-
Sức khỏe14 giờ trướcBé 7 tháng tuổi mắc sốt xuất huyết nhưng gia đình nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa và cho uống thuốc không rõ loại dẫn tới nhập viện trễ. Trẻ được chuẩn đoán sốc giảm thể tích, tiêu chảy, nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết từ đường tiêu hóa, sốc sốt xuất huyết Dengue nặng.
-
Sức khỏe15 giờ trướcNghiên cứu quy mô lớn của Nhật Bản cho thấy trà và cà phê có thể là thần dược để chống lại 2 dạng biến cố tim mạch gây đột quỵ và đau tim.
-
Đại dịch COVID-19 tại Việt NamSức khỏe18 giờ trướcTại họp báo cung cấp thông tin y tế do Bộ Y tế tổ chức, ông Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết Việt Nam đã ghi nhận sự xâm nhập của biến thể phụ BA.5 của Omicron.
-
Sức khỏe19 giờ trướcDù được đưa tới bệnh viện cấp cứu nhưng cháu bé 17 tháng tuổi đã tử vong.
-
Sức khỏe19 giờ trướcSấu là loại quả đặc trưng của mùa hè dùng để giải nhiệt rất tốt không những thế sấu còn chữa một số bệnh cực kì hiệu quả nhưng những người sau tuyệt đối không nên ăn sấu.
-
Sức khỏe23 giờ trướcSố ca mắc sốt xuất huyết tại nước ta có sự gia tăng nhanh, toàn quốc khoảng 77.000 ca, tăng hơn 10.000 ca mới so với tuần trước đó.
-
Sức khỏe23 giờ trướcUng thư là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho con người. Đặc biệt là khi tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao do những thay đổi tiêu cực từ môi trường sống cũng như thói quen sinh hoạt.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTrung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội (CDC) ghi nhận hơn 700 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Sức khỏe1 ngày trước3 thực phẩm sau đây được coi là đứng đầu bảng trong danh sách thực phẩm làm cho xương "giòn".