- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Luyện chữ đẹp, nhiều trẻ nhập viện
Chưa biết tác dụng của việc luyện chữ đẹp đến đâu nhưng nhiều trẻ đã phải nhập viện do không chịu được áp lực tâm lý.
Người bảo cần, người nói không
Chị Hoàng Cẩm Anh (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy) có cậu con trai
mới vào lớp 1 tâm sự, dù mới là năm học đầu tiên nhưng hàng ngày con
trai chị phải tập viết khá nhiều. Cháu không chỉ tập viết ở lớp mà buổi
tối nào khi về nhà, cũng phải luyện viết thêm 1 trang vở nữa. Thời gian
đầu khi viết bút chì, mỗi khi viết sai hay viết xấu, con trai chị Cẩm
Anh lại tẩy đi viết lại, nhưng nay do đã viết bút mực nên khi viết bị
lỗi cu cậu rất lo sợ thậm chí nhiều lần còn định xé vở: “Hầu như tối nào
cháu cũng phải cặm cụi viết đến khuya nên hết kêu mỏi tay lại đau cổ.
Tôi bảo con không cần viết nữa thì cháu khăng khăng viết hết vì sợ cô
phạt. Cháu còn muốn đi luyện chữ thêm vì “các bạn trong lớp đã đi học
hết, chữ đẹp nên toàn được cô khen”. “Chắc sẽ phải đăng ký cho con đi
luyện chữ” – chị Cẩm Anh than phiền.
Cũng trong hoàn cảnh tương tự, một tuần 3 buổi, sau khi đón con ở trường
về, chị Đào Thị Phương ở khu đô thị mới Trung Hoà – Nhân Chính, quận
Thanh Xuân lại tất tả đưa cô con gái đang học lớp 2 đến trung tâm luyện
viết chữ. Chị Phương cho biết, so với các bạn trong lớp, con gái chị chỉ
đứng ở tốp giữa, chữ viết tuy rõ ràng nhưng chưa đẹp nên ảnh hưởng đến
thi đua chung của lớp, bị cô phàn nàn suốt. “Tôi chỉ sợ nếu không được
luyện chữ sớm, con sẽ viết cẩu thả rồi hỏng chữ nên đã đăng ký cho cháu
luyện chữ thêm ở trung tâm. Cháu không thích nhưng không dám trái lời mẹ
nên miễn cưỡng đi học. Thôi thì được chữ nào hay chữ đấy” – chị Phương
lo lắng.
Đối lập với quan điểm trên, một số phụ huynh lại cho rằng việc cho con
luyện chữ đẹp là không cần thiết. Họ khẳng định, đối với trẻ, điều quan
trọng nhất là cách cầm bút và tư thế ngồi viết đúng đắn, còn chữ đẹp hay
xấu là thuộc về… năng khiếu của từng em. “Vợ chồng tôi chỉ yêu cầu con
viết chữ rõ ràng, sạch sẽ là được, còn chữ có đẹp đến mấy mà viết quá
chậm cũng không ổn. Theo tôi, bản chất của các cuộc thi viết chữ đẹp là
tốt song vấn đề nằm ở chỗ nó có biểu hiện bệnh chạy theo thành tích của
một số trường. Hiện tượng học sinh xé vở khi viết sai, viết lỗi là hệ
quả của căn bệnh đó”- anh Lê Trung Thắng ở phường Thổ Quan, quận Đống Đa
bày tỏ quan điểm.
Không nên làm khổ trẻ
Thông thường, vào cuối năm học, các phòng giáo dục sẽ tổ chức thi vở
sạch chữ đẹp tại các trường. Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa – một giáo viên
Tiểu học quận Ba Đình đã nghỉ hưu cho rằng, để tìm được “gà nòi”, ngay
từ đầu năm lớp 1, giáo viên chọn ra khoảng 3, 4 em có nét chữ đẹp để tập
trung rèn. Do vở sạch chữ đẹp là một trong nhiều tiêu chí để đánh giá
xếp loại thi đua của giáo viên và nhà trường nên nhiều thầy, cô đã phải
tìm mọi cách để đạt được khiến cả cô và trò đều mệt nhoài. Để khắc phục
tình trạng này, mỗi thầy cô cần hiểu rằng mục tiêu chính của môn Tập
viết là thanh toán chữ xấu chứ không phải yêu cầu tất cả các em đều viết
chữ đẹp. Do vậy, học sinh chỉ cần viết chữ đúng chính tả, ngữ nghĩa, đủ
nét, đủ dấu là được. Nhà trường và phụ huynh chỉ nên coi viết chữ đẹp
là một hoạt động ngoại khóa, khuyến khích học đối với những em có năng
khiếu.
Cũng theo bà Hòa, không ai có quyền ép trẻ phải luyện chữ và các thầy cô
cũng không đủ sức làm việc đó. Có một thực tế đáng buồn là không ít phụ
huynh nhận thức về điều này không đầy đủ nên đã tìm mọi biện pháp bắt
con phải ra sức luyện viết chữ đẹp. Điều này trở thành phản tác dụng bởi
nếu bị o ép quá trẻ sẽ có những phản ứng tiêu cực, không muốn đến
trường.
Còn theo bác sỹ Nguyễn Minh Hiếu – Bệnh viện E, việc phải luyện viết chữ
thường xuyên, trong thời gian dài sẽ khiến mắt trẻ quá tải, ảnh hưởng
đến sự phát triển thị lực, dẫn đến cận thị, loạn thị. Bên cạnh đó, nếu
ngồi không đúng tư thế, trẻ sẽ có nguy cơ bị đau cơ, ảnh hưởng tiêu cực
đến xương, đặc biệt là cột sống. Do vậy, với những trẻ chưa vào lớp 1,
phụ huynh nên cho trẻ vừa học vừa chơi, nhận biết con chữ, con vật bằng
những dụng cụ hoạt hình. Việc rèn chữ cho trẻ phải dựa trên khả năng của
từng em chứ không nên gượng ép. Bởi với trẻ dưới 6 tuổi, hệ thống cơ
xương khớp ở tay chưa phát triển thành thục nên việc luyện chữ nhuần
nhuyễn theo các ô ly là rất khó khăn. Còn với trẻ đã đi học, việc phải
luyện viết ngoài giờ sẽ làm cho trẻ mệt mỏi, sợ đi học. Khi bị ép quá,
trẻ thường biểu hiện căng thẳng, toát mồ hôi, đau bụng và ngủ mơ, lâu
ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh.
Do đó, để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc, ảnh hưởng đến sự phát
triển về thể chất và tinh thần của trẻ, các bậc cha mẹ và nhà trường
không nên ép con đi học luyện chữ đẹp, kẻo “lợi bất, cập hại”.
Theo ANTĐ
-
Sức khỏe7 giờ trướcĐi bộ là thói quen giúp bạn trẻ trung, khoẻ mạnh, còn khi đi bộ nhanh sẽ nhân đôi lợi ích này, dưới đây là hướng dẫn cách đi bộ nhanh giúp bạn sống lâu hơn.
-
Sức khỏe7 giờ trướcSốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, trung gian truyền bệnh là muỗi vằn, dưới đây là một vài cách phòng bệnh sốt xuất huyết đơn giản, hiệu quả.
-
Sức khỏe12 giờ trướcVận động có thể giúp người già linh hoạt tay chân và rèn luyện sức khỏe, nhưng có một số kiểu vận động không phù hợp với người sau 60 tuổi.
-
Sức khỏe15 giờ trướcNhiều thực phẩm có tác dụng cải thiện chức năng sinh lý của nam giới nếu biết cách chế biến, ăn đủ trong thời gian nhất định.
-
Sức khỏe17 giờ trướcKhác với vẻ bề ngoài đáng sợ, thực phẩm này với hàm lượng dinh dưỡng phong phú và đa dạng, sẽ mang đến những công dụng bất ngờ trong việc tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và làm đẹp mà không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe17 giờ trướcTrứng là thực phẩm tốt được các chuyên gia khuyên nên ăn vào bữa sáng, vậy mỗi sáng nên ăn mấy quả trứng?
-
Sức khỏe20 giờ trướcGừng là loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt và việc ăn gừng cả vỏ có nhiều tác dụng cho sức khoẻ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt, vậy mỗi ngày ăn vài lát nghệ, cơ thể bạn sẽ thay đổi tích cực.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười phụ nữ 30 tuổi hút mỡ ở cơ sở tư nhân gặp biến chứng nặng nề, đau đớn suốt 3 tháng do người thực hiện không đúng kỹ thuật gây phá hủy hệ bạch huyết, tụ dịch, nhiễm khuẩn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNếu không cẩn thận, việc cạo gió có thể gây tổn thương cho da, làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến các biến chứng
-
Sức khỏe1 ngày trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMẫu bệnh phẩm của bé gái 11 tuổi ở Cao Bằng vừa được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẳng định dương tính với bệnh bạch hầu
-
Sức khỏe2 ngày trướcTrung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ đánh giá cải xoong đứng đầu trong danh sách rau quả bổ dưỡng nhờ nhiều tác dụng với tim mạch, gan.