Mỗi ngày nên đi tiểu bao nhiêu lần là tốt nhất?

Thường xuyên đi tiểu tiện là biểu hiện cho thấy bàng quang của bạn đang làm việc quá tải. Ngược lại, đi tiểu quá ít cho thấy bạn uống ít nước hoặc có vấn đề sức khỏe.

Thường xuyên đi tiểu tiện là biểu hiện cho thấy bàng quang của bạn đang làm việc quá tải. Ngược lại, đi tiểu quá ít cho thấy bạn uống ít nước hoặc có vấn đề sức khỏe.

Bao lâu thì bạn đi tiểu tiện một lần? Số lần đi tiểu tiện nói lên rất nhiều điều về sức khỏe nhưng dường như chẳng mấy ai quan tâm đến việc này. Số lần đi tiểu tiện bình thường trong khoảng 6-8 lần mỗi ngày. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến số lần đi tiểu tiện như uống nhiều nước, cà phê, rươu, bia và uống một số loại thuốc trị bệnh. Tuy vậy đi tiểu tiện 6-8 lần/ngày được coi là số lần tiểu tiện chuẩn cho một cơ thể khỏe mạnh.

Mỗi ngày nên đi tiểu bao nhiêu lần là tốt nhất?

Ảnh minh họa.

Bàng quang bình thường hoạt động như thế nào?

Thận có nhiệm vụ lọc chất thải và nước dư thừa qua nước tiểu. Nước tiểu đi xuống hai ống hẹp được gọi là niệu quản và sau đó được trữ trong một bàng quang. Bàng quang phình to khi nó chứa đủ nước tiểu và xẹp khi rỗng. Nước tiểu chảy ra khỏi cơ thể thông qua niệu đạo. Ở phụ nữ, đầu niệu đạo nằm ngay phía trên âm đạo. Ở nam giới, nó ở đầu dương vật.

Khi bàng quang đầy ứ, các tín hiệu thần kinh gửi tới não và kích hoạt nhu cầu đi tiểu tiện. Khi bạn đi tiểu, các tín hiệu thần kinh phối hợp với sự giãn nở của cơ bắp sàn chậu và các cơ bắp của niệu đạo (cơ thắt niệu đạo). Các cơ bàng quang thắt chặt, đẩy nước tiểu ra ngoài.

Nếu tất cả những điều này xảy ra 8 lần hoặc nhiều hơn một chút (bao gồm cả tiểu đêm) thì đó là hiện tượng hoàn toàn bình thường.

Dấu hiệu phát hiện bàng quang đang quá tải

Bàng quang hoạt động quá mức xảy ra khi các cơ của bàng quang bắt đầu co lại ngay cả khi bạn không có nhiều nước tiểu trong bàng quang. Sự co không tự nguyện này tạo ra một cảm giác muốn đi tiểu, tiểu không tự chủ, không kiểm soát.

Nếu bạn nghĩ rằng có thể bàng quang đang hoạt động quá mức thì nên đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bạn có bị nhiễm trùng hoặc có máu trong nước tiểu hay không thông qua tiền sử bệnh lý, khám lâm sàng, xét nghiệm nước tiểu...

Theo Em Đẹp


bệnh thận


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.