Mùa xuân cảnh giác với bệnh quai bị

Những ngày gần đây, tại phòngkhám nam khoa bệnh viện đại học Y dược TP.HCM, có buổi khám bác sĩ gặp tới bốnca viêm tinh hoàn do biến chứng của quai bị.

Những ngày gần đây, tại phòngkhám nam khoa bệnh viện đại học Y dược TP.HCM, có buổi khám bác sĩ gặp tới bốnca viêm tinh hoàn do biến chứng của quai bị.

Mùa xuân cảnh giác với bệnh quai bị

(ảnh minh họa)

Ngày 23.2, em Nguyễn Văn T., 15tuổi (Trà Vinh) được mẹ dẫn tới phòng khám nam khoa. Mẹ em cho biết, cách đâymười ngày em bị sưng vùng mang tai và quai hàm hai bên kèm sốt, đi khám ở bệnhviện huyện được bác sĩ chẩn đoán là quai bị và cho thuốc uống, sau 7 – 8 ngàytinh hoàn hai bên của em bị sưng lên. Còn anh Trần Tuấn H., 30 tuổi, ở TP.HCMvừa lập gia đình một tháng, đi khám vì sưng đau tinh hoàn bên trái sau khi bịquai bị một tuần. Bác sĩ Phạm Nam Việt, phòng khám nam khoa – bệnh viện đại họcY dược, cho biết đây là hai trường hợp điển hình của biến chứng do quai bị.

Theo bác sĩ Nam Việt, mùa xuân làmùa của lễ hội nhưng cũng là mùa của bệnh quai bị. Mặc dù hiện nay bệnh quai bịđã có vắcxin tiêm ngừa nhưng việc phòng ngừa của người dân ở một số vùng nôngthôn còn hạn chế, việc phòng ngừa cho trẻ chưa được quan tâm. Nếu không đượcchủng ngừa, gần như đa số các trẻ khi tiếp xúc với cộng đồng sẽ mắc bệnh quaibị. Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại siêu vi gây ra. Bệnhlây chủ yếu qua nước bọt khi nói chuyện, ho, hắt hơi…

Điều nguy hiểm là do mọi ngườikhông cảnh giác với bệnh quai bị nên bệnh dễ lây lan. Bệnh đặc trưng bởi sưngđau tuyến nước bọt chủ yếu là tuyến mang tai, đôi khi có biến chứng viêm tuyếnsinh dục, viêm màng não, viêm tuỵ và một số cơ quan khác. Nếu không có biếnchứng, bệnh thường tự hồi phục sau 7 – 10 ngày. BS Nam Việt khẳng định ở namgiới, cứ mười người bị quai bị thì có khoảng 2 – 3 người bị viêm tinh hoàn,thường gặp ở thanh thiếu niên đã dậy thì. Viêm tinh hoàn xuất hiện 7 – 10 ngàysau viêm tuyến mang tai (có thể xảy ra cùng lúc), đa số là bị viêm tinh hoàn mộtbên, một số trường hợp bị viêm tinh hoàn hai bên (khoảng 15%). Khi bị viêm, tinhhoàn đau và sưng to thường kèm sốt. Một phần ba số bệnh nhân bị viêm tinh hoànsẽ bị teo tinh hoàn 2 – 6 tháng sau đó. Những trường hợp bị teo luôn cả hai tinhhoàn mới dẫn tới vô sinh.

Vì vậy những trường hợp quai bịcó viêm tinh hoàn hai bên, để duy trì khả năng sinh sản (dành cho những thanhniên chưa lập gia đình hoặc chưa có con) có thể đến các trung tâm điều trị vôsinh xin trữ lạnh tinh trùng khi chất lượng và số lượng tinh trùng chưa bị giảmnhiều.

Hiện nay, ngoài việc chủng ngừacho người chưa mắc bệnh, không có thuốc đặc trị cho người đang mắc bệnh cũng nhưkhông có thuốc ngăn chặn tinh hoàn đừng bị viêm hay đã bị viêm đừng bị teo.

Theo Nhất Phương
Mùa xuân cảnh giác với bệnh quai bị



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.