Nấc cụt nguy hiểm?

Câu trả lời là không nếu bạn nấc trong một thời gian ngắn.

Nấc cụt là những đợt co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành xảy ra khi hoạt động hít vào bị gián đoạn, thanh môn bất ngờ đóng kín.

Sự co thắt này đẩy một luồng khí đột ngột ra khỏi buồng phổi làm nắp thanh quản bị đóng lại, gây ra tiếng nấc. Trong y học, nó được gọi là chứng kích động cơ hoành đồng bộ.

Nguyên nhân gây ra nấc cụt

Ăn khô, ăn quá nhanh, dùng nhiều thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, ăn đồ ăn cay hay giàu gia vị là những nguyên nhân gây ra tình trạng nấc cụt.

Nấc cụt cũng là phản xạ của hệ tiêu hóa để ngăn chặn việc hít phải nước ối hay để chuyển thức ăn qua thực quản (ảnh minh họa)

Ngoài ra, nấc cụt còn gặp ở những người vừa cười lớn, ho, uống nhiều thức uống có cồn, nước giải khát có ga, khóc, hút thuốc lá hoặc ma túy, thiếu cân bằng điện giải (khi bị tiêu chảy, suy thận, suy hô hấp dùng nhiều thuốc lợi tiểu)…

Những tổn thương ảnh hưởng đến vùng đầu, ngực và bụng cũng có thể gây ra tình trạng nấc cụt kéo dài. Nếu nấc cụt khi ngủ, bạn cần nghĩ đến khả năng mình bị tổn thương nội tạng.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng nấc cụt

Có thể bạn không biết nhưng ngay khi ở trong bụng mẹ, thai nhi đã gặp tình trạng nấc cụt. Đây là một phản xạ của bào thai để chuẩn bị vận hành các cơ hô hấp ngay sau khi chào đời.

Nấc cụt cũng là phản xạ của hệ tiêu hóa để ngăn chặn việc hít phải nước ối hay để chuyển thức ăn qua thực quản. Hầu như mọi trẻ sơ sinh khỏe mạnh đều có thể bị nấc cụt, đặc biệt là vào những tháng đầu sau sinh. Tình trạng này sẽ giảm dần khi bé được một tuổi.

Thông thường, bạn không cần làm gì khi bé nấc cụt. Tuy nhiên, nếu trẻ nấc kéo dài hơn 5 – 10 phút, hãy vỗ hoặc vuốt lưng cho con ợ hoặc cho trẻ ngậm, mút một vật gì đó.

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Một đợt nấc cụt thường chỉ diễn ra trong vài phút hoặc vài giờ (nấc cụt tạm thời). Tuy nhiên, cũng có trường hợp kéo dài đến vài ngày, thậm chí nhiều năm.

Nếu chỉ diễn ra từ vài phút đến ít hơn 24 giờ, nấc cụt không ảnh hưởng đến sức khỏe. Hiện tượng này chủ yếu do dạ dày bị căng tức, gây kích thích thần kinh phế vị hay cơ hoành.

Tuy không cần can thiệp, bạn vẫn có thể áp dụng một số cách thức điều trị đơn giản để rút ngắn thời gian nấc, chẳng hạn như tập trung vào công việc, nín thở trong vòng một khoảng thời gian ngắn…

Mục đích chung của các biện pháp này là làm tăng nồng độ khí CO2, trong máu hoặc kích thích thần kinh phế vị, cắt đứt xung động thần kinh gây nấc.

Tình trạng nấc cụt kéo dài quá 48 giờ hoặc tái phát theo chu kỳ thường có nguyên nhân bệnh lý. Dạng này ít gặp nhưng về lâu dài có thể gây trầm cảm, sụt cân, mất ngủ, kiệt sức… Nếu rơi vào trường hợp này, bạn cần nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Theo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.