Nếu cứ ăn uống kiểu này thì nguy cơ nhiễm sán chẳng chừa một ai

Trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực phẩm chế biến từ lợn có nguy cơ nhiễm sán cao hơn cả, sau đó mới đến gà, vịt…

Trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực phẩm chế biến từ lợn có nguy cơ nhiễm sán cao hơn cả, sau đó mới đến gà, vịt…

Mấy ngày gần đây, dư luận trong nước vô cùng xôn xao với việc "bắt tận tay, day tận mặt" trường mầm non ở Bắc Ninh cho trẻ ăn thịt lợn nhiễm sán, gà để đông lạnh vụn bở. Những hình ảnh thu lượm được chắc chắn sẽ khiến chúng ta không khỏi rùng mình, nhất là đối với những bậc phụ huynh đang có con nhỏ. Nhiều trẻ nhỏ ngay sau đó được đi khám ngay xem có bị nhiễm sán hay không.

Nếu cứ ăn uống kiểu này thì nguy cơ nhiễm sán chẳng chừa một ai-1
Nếu cứ ăn uống kiểu này thì nguy cơ nhiễm sán chẳng chừa một ai-2Nếu cứ ăn uống kiểu này thì nguy cơ nhiễm sán chẳng chừa một ai-3
Cận cảnh một số hình ảnh thịt lợn nhiễm sán được quay lại ở trường mầm non Bắc Ninh.

Khi vào ruột người, nang ấu trùng được lột vỏ thành con sán và phát triển trong bụng. Đầu nó cắm vào ruột để hút máu, cổ nó sinh đốt sán, còn đuôi nó dài gồm nhiều đốt. Đốt cuối chứa đầy trứng chín rớt ra ngoài theo hậu môn.

Theo TS Từ Ngữ (Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam), trường hợp người bị tự nhiễm ấu trùng sán hoặc nhiễm do thức ăn không vệ sinh có lẫn trứng sán thì những ấu trùng sán này sẽ vào não, mắt, cơ, da… rất nguy hiểm. Nếu sán làm tổ ở mắt có thể khiến lồi nhãn cầu gây lác mắt, nhìn đôi, làm bong võng mạc gây giảm thị lực, có thể bị mù. Khi sán chạy vào não, bạn có thể bị nhức đầu, động kinh, rối loạn tâm thần, rối loạn thị giác, giảm trí nhớ. Sán làm ổ trong tim sẽ gây rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng van tim, dẫn đến suy tim.

Nếu cứ ăn uống kiểu này thì nguy cơ nhiễm sán chẳng chừa một ai-4
Con đường lây nhiễm sán từ động vật sang người.

"Trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực phẩm chế biến từ lợn có nguy cơ nhiễm sán cao hơn cả, sau đó mới đến gà, vịt… Trứng sán thường sẽ theo thức ăn hoặc nước uống chưa chín kỹ đi vào dạ dày và sinh sôi, nảy nở. Đó là lý do vì sao chúng ta không nên ăn thịt lợn chưa chín kỹ, còn tái hoặc ăn tiết canh, nội tạng lợn như lòng non, lòng già, dạ dày… 

Đừng quên, không chỉ riêng chuyện ăn tiết canh, thịt lợn tái, sống thì mới có nguy cơ cao bị nhiễm sán. Thịt lợn, trâu, bò, cá, cua, rau sống ăn kèm... nói chung đều có khả năng lây nhiễm sán cho cơ thể, tùy thuộc vào món ăn của bạn có đảm bảo vệ sinh, đảm bảo nấu chín kỹ hay chưa", TS Từ Ngữ cho hay.

Nếu cứ ăn uống kiểu này thì nguy cơ nhiễm sán chẳng chừa một ai-5
Chúng ta không nên ăn thịt lợn chưa chín kỹ, còn tái hoặc ăn tiết canh, nội tạng lợn như lòng non, lòng già, dạ dày…

Sau đây là những kiểu ăn uống sai lầm nhất khiến bạn có nguy cơ nhiễm sán cao, ai cũng cần nắm rõ để phòng tránh cho chính mình và người thân xung quanh:

Thịt lợn tái sống

Theo TS Từ Ngữ, chưa cần nói đến yếu tố thịt lợn bị nhiễm sán từ trước, chỉ cần nói đến thói quen ăn thịt lợn chưa nấu chín kỹ thì nguy cơ bị nhiễm sán cũng rất cao. Sán dây được giới chuyên gia nhận định có thể phát triển cực nhanh trong ruột lợn, ảnh hưởng đến não bộ con người.

Tiết canh, nội tạng động vật

"Dù ai nói ngả nói nghiêng" thì tiết canh, nội tạng động vật cũng là những món khoái khẩu của nhiều người Việt nhưng thật sự quá nguy hiểm. Theo BS Nguyễn Trung Cấp, tiết canh chứa rất nhiều mầm bệnh, làm tăng nguy cỡ nhiễm giun sán cũng như bệnh đường tiêu hóa, viêm não

Tương tự như vậy, khi ăn nội tạng động vật, chúng ta cũng dễ dàng bị nhiễm sán. Khi không được nấu chín, nội tạng lợn thường vẫn tồn tại ấu trùng sán lợn – loại ký sinh nguy hiểm nhất.

Nếu cứ ăn uống kiểu này thì nguy cơ nhiễm sán chẳng chừa một ai-6
Tiết canh chứa rất nhiều mầm bệnh, làm tăng nguy cỡ nhiễm giun sán cũng như bệnh đường tiêu hóa, viêm não…

Ốc, cua, lươn, thủy hải sản sống nói chung

Theo Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TPHCM, kiểu ăn đồ tái sống như ăn tôm cua chưa nấu chín, ăn gỏi cua, gỏi tôm, cua nướng, gạch cua sống, mắm cua, uống nước cua sống… có nguy cơ nhiễm sán cực cao, trong đó loại sán bị nhiễm là sán lá phổi.

BS Nguyễn Trung Cấp (Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ) nhận định, không chỉ có cua sống, những loại ốc, hàu tươi sống cũng hay có ấu trùng sán lá phổi, các loại ốc nước ngọt và trên cạn thì hay có giun ký sinh. Nếu ăn khi chưa được nấu chín thật kỹ đều có thể xâm nhập, nở thành sán, gây hại sức khỏe.

Nếu cứ ăn uống kiểu này thì nguy cơ nhiễm sán chẳng chừa một ai-7
Không chỉ có cua sống, những loại ốc, hàu tươi sống cũng hay có ấu trùng sán lá phổi, các loại ốc nước ngọt và trên cạn thì hay có giun ký sinh.

Các loại rau ăn sống

Những loại rau ăn sống khi ăn kèm đồ ăn thường rất ngon miệng nhưng lại quá nguy hiểm. Theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM, các loại ký sinh trùng phổ biến trong rau sống là giun kim, giun móc, giun tóc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip… trú ngụ rất nhiều trong những loại rau sống như rau ngổ, mùi ta, mùi tàu… Chưa kể, rau sống còn là môi trường chứa lượng lớn các loại trứng, ấu trùng giun sán như giun móc, giun đũa, sán lá gan…

Nếu cứ ăn uống kiểu này thì nguy cơ nhiễm sán chẳng chừa một ai-8
Những loại rau ăn sống khi ăn kèm đồ ăn thường rất ngon miệng nhưng lại quá nguy hiểm.

Giới chuyên gia lên tiếng cảnh báo, mỗi người cần đảm bảo ăn chín uống sôi, hạn chế tối đa thói quen ăn đồ tái sống, tốt nhất là nên bỏ hẳn. Trước khi nấu nướng cần rửa sạch thực phẩm, rửa kỹ nhiều lần. Rửa tay thật sạch với xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi đi vệ sinh. Móng tay, móng chân sạch sẽ, vệ sin nhà ờ, vườn tược sạch gọn, tẩy giun cho thú cưng và đừng quên tẩy giun định kỳ 6 tháng mỗi lần.

Theo Helino


bệnh sán lợn

Bắc Ninh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.