- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ngày 6/10, có thêm 4.363 ca COVID-19 mới, 11 tỉnh thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận ca nhiễm
Theo Bộ Y tế, có 11/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước, đó là Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Thái Bình, Lào Cai.
Thông tin các ca nhiễm mới
Tính từ 17h ngày 05/10 đến 17h ngày 06/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.363 ca nhiễm mới, trong đó 07 ca nhập cảnh và 4.356 ca ghi nhận trong nước (giảm 04 ca so với ngày trước đó) tại 40 tỉnh, thành phố (có 2.223 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.960), Bình Dương (852), Đồng Nai (534), An Giang (180), Kiên Giang (79), Long An (74), Tiền Giang (72), Bình Thuận (60), Đắk Lắk (58), Trà Vinh (52), Khánh Hòa (47), Đồng Tháp (47), Cần Thơ (44), Tây Ninh (41), Bạc Liêu (32), Hà Nam (25), Cà Mau (22), Bến Tre (21), Vĩnh Long (20), Gia Lai (20), Bình Định (18), Bà Rịa - Vũng Tàu (17), Ninh Thuận (14), Hà Nội (9), Quảng Nam (8 ), Đắk Nông (7), Quảng Ngãi (7), Quảng Bình (7), Bình Phước (5), Thừa Thiên Huế (5), Nghệ An (5), Kon Tum (4), Thanh Hóa (2), Nam Định (2), Lạng Sơn (1), Sơn La (1), Ninh Bình (1), Hà Tĩnh (1), Phú Yên (1), Đà Nẵng (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (-255), Đồng Nai (-119), Bình Thuận (-89).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (469), Đắk Lắk (50), Trà Vinh (42).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 5.689 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 822.687 ca nhiễm, đứng thứ 43/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.357 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 818.091 ca, trong đó có 751.907 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 11/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Thái Bình, Lào Cai.
Có 07 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Bình, Bắc Ninh, Lạng Sơn.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (403.454), Bình Dương (218.812), Đồng Nai (52.551), Long An (33.015), Tiền Giang (14.303).
Tình hình điều trị
Theo số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn.
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 10.033
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 757.086
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.743 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.897
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 907
- Thở máy không xâm lấn: 169
- Thở máy xâm lấn: 747
- ECMO: 23
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Trong ngày ghi nhận 119 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (88), Bình Dương (16), Tiền Giang (2), Long An (2), Đồng Nai (2), Đồng Tháp (2), Tây Ninh (2), An Giang (2), Bình Định (1), Cần Thơ (1), Kiên Giang (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 136 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 20.098 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.
- So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 135/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 30/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 174.422 xét nghiệm cho 302.319 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 19.498.155 mẫu cho 54.921.059 lượt người.
Tình hình tiêm chủng
Trong ngày 05/10 có 1.148.557 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 48.155.037 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 35.933.360 liều, tiêm mũi 2 là 12.221.677 liều.
Bộ Y tế ban hành "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19" thay thế "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi rút Corona mới (SARS-CoV-2)" ban hành kèm theo Quyết định số 3416/QĐ-BYT ngày 14/7/2021 (Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 06/10/2021).
Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương áp dụng biện pháp phòng, chống dịch đối với người từ TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Trong đó nêu rõ người đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi COVID-19 tự theo dõi sức khoẻ tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày, lấy mẫu xét nghiệm ngày đầu (Công văn số 8399/BYT-MT ngày 06/10/2021).
Bộ Y tế tham dự và báo cáo tại cuộc họp trực tuyến của Phó Thủ tướng Chính phủ với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19.
- Sở Y tế TP. HCM vừa có văn bản khẩn gửi các cơ sở y tế gồm bệnh viện công lập, ngoài công lập; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM (HCDC); trung tâm y tế quận, huyện, TP. Thủ Đức; phòng y tế quận, huyện, TP. Thủ Đức về việc xét nghiệm kháng thể COVID-19. Sở Y tế TP. HCM đề nghị các cơ sở y tế không sử dụng xét nghiệm kháng thể COVID-19 sai mục đích, không cần thiết, gây tốn kém và có thể gây tâm lý chủ quan trong thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
Theo Tổ quốc
-
Sức khỏe3 giờ trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe3 giờ trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe6 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe6 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe16 giờ trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe16 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe18 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe23 giờ trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCá là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn cá cùng một số loại thực phẩm "đại kỵ" có thể gây ra những phản ứng hóa học bất lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcOmega-3 là một trong những chất có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng bổ sung quá liều lượng cho phép sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới cơ thể.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười đàn ông đi cấp cứu trong tình trạng tê bì chân tay, ngất, mất kiểm soát đại tiểu tiện sau khi dùng củ ấu tàu để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh xương khớp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu từ Úc cho thấy thói quen nhâm nhi một món ăn vặt phổ biến có thể giúp người cao tuổi có thêm 3,9 năm sống khỏe mạnh.