Ngày ung thư trẻ em: Cha mẹ hãy nhớ 7 điều sau để không ân hận

Ngày 15/2 hàng năm được chọn là ngày ung thư trẻ em. Các chuyên gia cho biết, ung thư trẻ em không phải là hiếm gặp và bất cứ cha mẹ nào cũng cần tỉnh táo để cứu con sớm.

Ngày 15/2 hàng năm được chọn là ngày ung thư trẻ em. Các chuyên gia cho biết, ung thư trẻ em không phải là hiếm gặp và bất cứ cha mẹ nào cũng cần tỉnh táo để cứu con sớm.

Ngày ung thư trẻ em: Cha mẹ hãy nhớ 7 điều sau để không ân hận - Ảnh 1.

Bệnh nhi bị ung thư điều trị tại BV K cơ sở 3

Sốc vì không nghĩ con mình bị ung thư

Chị Nguyễn Thị Viễn ở Hải Dương đang chăm sóc con tại khoa Nhi, Bệnh viên K trung ương. Chị vẫn chưa tin vào sự thật là con mình bị ung thư giai đoạn 3.

Chị Viễn tâm sự, con chị đang khỏe mạnh, cháu học lớp hai thì xuất hiện đau bụng, bụng rắn nhưng chị nghĩ con bị tiêu hóa nên không chăm sóc con.

Đến khi phát hiện ra thì bệnh của con đã ở giai đoạn muộn. Nhìn đứa con đang tuổi đến trường lại phải gắn bó với viện, chị Viễn không khỏi xót xa. Chị chia sẻ: “Có ai nghĩ bé thế mà con lại bị ung thư đâu”.

Trường hợp của bé Bình Minh – Tuyên Quang, 20 tháng tuổi, bị ung thư phần mềm giai đoạn cuối. Cậu bé đã bị di căn lên phổi và đang nằm điều trị tại khoa Nhi, Bệnh viện K trung ương.

Bố mẹ của cháu cho biết con bị ốm, đi khám ở tuyến dưới bác sĩ không phát hiện ra. Hết chẩn đoán sốt, rồi lại viêm phổi. Đến khi tìm ra được bệnh thì cháu đã ở giai đoạn 4.

Trường hợp của bé Nguyễn Mạnh Q. Thanh Trì, Hà Nội bị ung thư nguyên bào thần kinh với khối u to. Mẹ của cháu cho biết, lúc mới sinh cháu khỏe mạnh.

Đến lúc hơn 4 tháng chị thấy bé đi tiểu ít, nước tiểu đục. Chị mua thuốc mát về cho con uống.

Lúc bé bị sốt cao không đỡ, chị cho bé vào Bệnh viện Nhi trung ương khám, bác sĩ chẩn đoán viêm tiết niệu.

Nhưng cháu cứ sốt nằm cả tuần không hạ, bác sĩ gây mê cho đi chụp CT phát hiện khối u nguyên bào thần kinh ở phúc mạc nằm chèn động mạch chủ. Khối u có kích thước lên đến hơn 6cm.

Không ít những bé vừa sinh ra đã bị ung thư. Các bác sĩ cho biết đó là bệnh ung thư phát triển từ trong bào thai và khi chào đời các bé đã phải vào viện để điều trị hóa chất.

Tại Khoa Nhi, Bệnh viện K, có những bé mới 3 – 4 tháng tuổi đã phát hiện ung thư và phải điều trị hóa chất. ​Không ít người nghĩ rằng bệnh ung thư chỉ xảy ra ở người lớn, các cháu còn bé chưa phơi nhiễm, làm sao có thể bị ung thư.

TS, BS Phạm Thị Việt Hương – Khoa Nhi, Bệnh viện K Hà Nội, cho biết, bệnh ung thư ở trẻ con chủ yếu do yếu tố đột biến gen, nhiễm sắc thể nên có những cháu vừa sinh ra đã mắc bệnh ung thư.

Nên điều trị sớm

Theo TS Hương, ung thư trẻ em khác biệt hoàn toàn với ung thư người lớn. Cùng 1 lứa tuổi có thể mắc nhiều bệnh ung thư khác nhau, biểu hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau.

Ung thư trẻ em mới mắc diễn biến nhanh, khi mới phát hiện ra có thể đã là giai đoạn muộn.

Bệnh ung thư ở trẻ em còn khác với người lớn đặc điểm nữa là cùng một bệnh có nhiều triệu chứng khác nhau, mỗi cháu có biểu hiện khác nhau.

Chính vì thế, khi phát hiện ra bệnh ung thư, nhiều cháu đã ở giai đoạn muộn.

Tuy nhiên, TS Hương chia sẻ, dù phát hiện ở giai đoạn muộn nhưng ưu điểm là bệnh ung thư ở trẻ em đa số là bệnh nhạy cảm với hóa chất nên việc điều trị mang lại hiệu quả tốt hơn so với người lớn.

TS Hương tâm sự, rất nhiều trường hợp khi phát hiện con bị ung thư họ đã lo sợ và không chữa cho con mà về nhà điều trị thuốc lá, thuốc dân gian.

Điều này dẫn đến bệnh nặng hơn và cơ hội vàng chữa khỏi bệnh xa hơn.

Chính vì thế, bác sĩ Hương khuyên, với những gia đình không may mắn có con bị ung thư, khi phát hiện nên điều trị sớm để có cơ hội chữa khỏi.

Theo thống kê của Khoa Nhi, Bệnh viện K trung ương, tỷ lệ chữa ung thư thành công hiện nay rất cao. Có những bệnh nhân sống khỏe không bệnh, đi học và lập gia đình.

Đối với ung thư nguyên bào võng mạc điều trị ở bệnh viện K, nhiều bệnh nhi đã sống không bệnh và bảo tồn được mắt, thị lực trên 5 năm đạt 68%. Các cháu đến khi còn sớm thường tỷ lệ thành công cao hơn.

Còn bệnh bạch cầu cấp dòng lympho (ung thư máu) ở trẻ em ở Việt Nam hiện nay tỉ lệ chữa khỏi đã đạt được trên 70%.

Đối với u lympho ác tính không Hodgkin, một dạng ung thư hệ thống tạo huyết, bệnh nhân có thể sống chung và sống thêm toàn bộ 68%, sống không bệnh đạt 64%.

Bệnh ung thư xương, theo tổng kết của Khoa Nhi Bệnh viện K, trẻ sống thêm không bệnh trên 5 năm đạt 85%.

Dấu hiệu cảnh báo ung thư ở trẻ em, các triệu chứng sớm theo nghiên cứu của thế giới, diễn ra trên 85% trẻ bị ung thư, như sau:

-Trẻ có khối u, sưng nề bất thường ở ổ bụng. Khi tắm cho con bố mẹ có thể sờ thấy khối u.

-Trẻ bị sốt kéo dài, điều trị kháng sinh không dứt, không tìm ra bệnh.

- Trẻ sụt cân, mệt mỏi.

- Trẻ chảy máu chân răng, xuất hiện vết bầm tím trên tay, chân.

- Trẻ có triệu chứng đau đầu buồn nôn, dấu hiệu của khối u ở não.

- Ở mắt trẻ có đốm trắng hay gọi mắt mèo dấu hiệu của ung thư võng mạc những đặc điểm này chỉ vô tình phát hiện đưa trẻ vào buồng tối thấy mất trẻ lóe lên, chụp ảnh có đèn flat.

- Trẻ khỏe nhưng có hạch mọc ở người.


Theo Infonet


ung thư

ung thư trẻ em


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.