Ngọt - "Hảo" bao nhiêu là vừa?

Có một điều lạ. Trẻ con dù chưa mọc răng, dù mới nếm lần đầu, đều khoái món sôcôla, ngay cả khi cho trẻ thử loại sôcôla đen thiệt đắng. Dưới góc nhìn khoa học, điều đó lại không có gì lạ. Con người vốn đã khoái món ngọt đi kèm với vị đắng đắng từ khi còn nương tựa trong lòng mẹ, vì nước bào thai vừa ngọt vừa đắng.

Có một điều lạ. Trẻ con dùchưa mọc răng, dù mới nếm lần đầu, đều khoái món sô-cô-la, ngay cả khi cho trẻthử loại sô-cô-la đen thiệt đắng. Dưới góc nhìn khoa học, điều đó lại không cógì lạ. Con người vốn đã khoái món ngọt đi kèm với vị đắng đắng từ khi còn nươngtựa trong lòng mẹ, vì nước bào thai vừa ngọt vừa đắng.

"Khoái ăn sang" thì có kẻcó người không nhưng khoái ăn ngọt thì ai cũng thế vì là thói quen đã khảm sâutrong vô thức. Các nhà nghiên cứu còn đi xa hơn nữa khi chứng minh trong cấutrúc của tế bào có loại di thể khiến con người thích ăn ngọt với khuynh hướngtăng dần với tuổi đời, nghĩa là càng già càng... hảo ngọt! Vị ngọt nói ở đây tấtnhiên vẫn là ngọt mà đắng, đắng mà ngọt. Không lạ gì khi sô-cô-la, cacao, cà-phêtrải qua bao thế hệ vẫn luôn là món khoái khẩu. Bằng chứng là không chỉ trẻ conmà rất nhiều người trưởng thành nghiện sô-cô-la đến độ thiếu chịu không nổi.Điều này cũng không có gì khó hiểu.

Chất đường và một số hoạt chấtkhác trong sô-cô-la là cơ sở để cơ thể tổng hợp trytophan. Chất này có lợi điểmlà không nằm trong danh sách "cấm doping" của não bộ nên dễ lọt vào hệ thần kinhtrung ương.

Ngọt - "Hảo" bao nhiêu là vừa?

(Ảnh minh họa)

Ở đó trytophan được hoán chuyểnthành serotonin, chất gây êm dịu thần kinh, chất tạo cảm giác mãn nguyện. Mộtmiếng sô-cô-la ngay lúc mỏi mệt, khi hệ thần kinh sắp hết pin, khi tế bào thầnkinh đang thiếu năng lượng, là liều thuốc chẳng những hiệu quả cấp kỳ mà đồngthời ngon miệng. Sô-cô-la cũng là thuốc tốt cho người trầm uất nhờ chứa nhiềukhoáng tố tạo niềm yêu đời như kẽm, crôm, mangan... Dùng sô-cô-la làm quà tặngcho người bệnh chắc chắn có ý nghĩa hơn tấm thiệp màu mè. Nói chung, không chỉriêng với sô-cô-la, tất cả món ngọt đều là "thuốc gì mà khéo thế!" cho người cólượng đường trong máu xuống thấp vì tiêu hao quá nhiều năng lượng như vận độngviên, người lao động nặng, học sinh, sinh viên, thầy giáo, bệnh nhân, thầythuốc...

Nhưng đừng vì thế mà lạm dụng. Vìdùng hoài mau cháy máy. Thành phần đường đơn trong bánh kẹo, chè mứt, loại đườngdễ đốt cháy để sinh năng lượng cấp thời cho cơ thể, nếu bị lạm dụng sẽ là nguyênnhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt đường khi trong tế bào. Người quá hảo ngọt làngười sớm muộn cũng thui chột khả năng tư duy. Khi đó, thay vào cảm giác thoảimái của serotonin sẽ là tình trạng hưng phấn quá đáng. Lúc đó, để trấn an nãobộ, người hảo ngọt càng mạnh miệng hơn nữa với bánh kẹo để ròi càng lúc càng lúnsâu trong vòng luẩn quẩn không lối thoát. Không chỉ thế, chất đường trong mónngọt là đòn bẩy gây xáo trộn toàn bộ quy trình biến dưỡng với nhiều phế phẩmmang tính acid khiến dòng máu càng lúc càng chua, thay vì phải mặn. Đây chính làlý do gây rối loạn chất điện giải, như vôi, kalium và dẫn đến xáo trộn trong dẫntruyền thần kinh. Đây cũng là nguyên nhân làm thất thoát nhiều loại sinh tố vàkhoáng tố vi sinh cần thiết cho hoạt động bén nhọn của hệ miễn nhiễm. Tưởng ănngọt mau sung sức là lầm.

Hơn thế nữa, sự hiện diện quáthường của chất ngọt buộc tụy tạng phải làm việc lên tục để sản xuất nội tiết tốinsulin nhằm điều chỉnh lượng đường trong máu. Bệnh tiểu đường ở người quá hảongọt chỉ là vấn đề thời gian với đợt công phá khó tránh khi cơ thể bước vào tuổi50, khi tụy tạng vào lúc đó bao giờ cũng vương vấn nhiều cơn "khủng hoảng kinhtế" do bàn tay phá hoại ngầm ngầm của rối loạn tiết tố.

Tình trạng vừa mô tả do đó càngtrầm trọng hơn nữa ở phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh. Nhu cầu ăn ngọt khi đó bồngbột tăng. Chính vì thế mà nhiều bà khi bước vào tuổi 50 thường hảo ngọt hơn cácông. Theo kết quả một cuộc thăm dò ở Hoa Kỳ, có đến 65% phụ nữ trong độ tuổi 50- 60 đã xếp hạng sô-cô-la ở vị trí cao hơn... sex!

Thêm một điểm có liên quan đếnđịnh nghĩa "Khuynh hướng ăn ngọt" là điều khó tránh vì gắn liền với bản chất củacon người, không phân biệt tuổi tác, giới tính. Phần phân tích nêu trên cho thấyphụ nữ do ảnh hưởng  của nội tiết tố thậm chí còn khoái món ngọt hơn nam giớinhiều. Ấy thế mà tật "hảo ngọt" lại thường chỉ gắn cho giới đàn ông. Tật khácvới bệnh. Tật "hảo ngọt" không liên quan gì với bánh kẹo. Theo quan điểm củangành y, bệnh tật tuy là danh từ kép nhưng tật bao giờ cũng khó chữa hơn bệnh.

Trên thực tế, đàn ông nếu có tính"hảo ngọt" chẳng qua chỉ vì không khéo như các bà/ Vì chú gà trống sỗ sàng conglưng rượt chị gà mái nên ai cũng quở anh gà mất nết. Nhưng nếu bình tâm nhận xétkhách quan thì nhiều nàng gà khi chạy quanh đã cố tình chạy... chậm? Thử hỏi,cuộc đời vốn là bể khổ trên mặt địa cầu này sẽ ra sao nếu tất cả đàn ông bỗngdưng hết hảo ngọt? Buồn chết đi được!

Theo BS. Lương Lễ Hoàng
Ngọt - "Hảo" bao nhiêu là vừa?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.