Nhọc nhằn vượt ngàn cây số "săn" vắc-xin dịch vụ cho con

Lo lắng trước tình trạng nhiều trẻ phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem, cộng với việc khan hiếm vắc xin dịch vụ, nhiều bà mẹ đã không quản ngại khó khăn, vượt cả ngàn cây số để đưa con đi chích ngừa.

Lo lắng trước tình trạng nhiều trẻ phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem, cộng với việc khan hiếm vắc xin dịch vụ, nhiều bà mẹ đã không quản ngại khó khăn, vượt cả ngàn cây số để đưa con đi chích ngừa.

Câu chuyện của hai bà mẹ lặn lội tìm mọi cách đưa con đi tiêm vắc - xin dịch vụ dưới đây phần nào phản ánh được tâm trạng chung của các bà mẹ hiện nay. Bởi, với các bậc làm cha làm mẹ, chẳng có một tỷ lệ rủi ro nào có thể chấp nhận được.

Vượt cả ngàn cây số đưa con vào TP.HCM chích ngừa


Những ngày đầu tháng 11, tại phòng khám quốc tế V. – TP.HCM, chúng tôi bắt gặp khá nhiều các ông bố, bà mẹ từ nhiều tỉnh thành đưa con đến đăng ký lịch tiêm hoặc chờ tiêm phòng. Chị Hoàng Thị Loan (30 tuổi), có con sinh năm 2013, hiện đang sống tại Hải Đình, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, cho biết chị đưa con đến đây xin lịch hẹn khám và tiêm mũi phế cầu. Đây là lần thứ 2 chị đưa
con vào TP.HCM để tiêm vắc-xin dịch vụ các mũi tiêm mà con còn thiếu.

Hành trình của những bà mẹ tìm kiếm vắc-xin dịch vụ cho con

Bé Dâu, 2 tuổi, con của chị Hoàng Thị Loan trên tàu từ Quảng Bình vào Huế để tiêm dịch vụ.

Chị cho biết: “Hai năm nay cứ đến lịch tiêm là vợ chồng tôi phải vất vả tìm nơi có vắc-xin, đặt lịch khám và tiêm phòng cho con. Ở địa phương nguồn vắc-xin dịch vụ rất hiếm, phải đặt trước, lúc có lúc không mà nhu cầu của phụ huynh thì cao. Mỗi lần có thông tin “vắc-xin về” là các mẹ lại í ới gọi nhau, hẹn đưa con đi tiêm, chia sẻ kinh nghiệm chăm con sau tiêm... nhưng không phải ai cũng đặt được vacxin. Lúc đầu chúng tôi liên hệ các phòng khám ở Huế và Đà Nẵng để đưa con đi tiêm nhưng từ năm ngoái thì tôi quyết định đưa con vào Sài Gòn tiêm dịch vụ. Chi phí không quá quan trọng vì vợ chồng tôi muốn tìm cơ sở uy tín, vắc-xin có nguồn gốc rõ ràng, em bé được thăm khám đầy đủ trước khi tiêm cũng như theo dõi sau khi tiêm”.

Hành trình của những bà mẹ tìm kiếm vắc-xin dịch vụ cho con

Mẹ con chị Hoàng Thị Loan.

Chị Loan chia sẻ rằng chị đã từng đưa con đi đến trung tâm y tế dự phòng tại địa phương và chứng kiến cảnh phụ huynh bồng con xếp thành hàng dài. Nhân viên y tế gọi đến tên cháu nào thì cha mẹ đưa con vào tiêm rồi đi ra để nhường chỗ cho người khác. “Có lẽ do quá đông nên người ta không thể kiểm tra sức khỏe từng bé, và tiêm xong cũng không thấy ai dặn dò phải theo dõi, chăm sóc bé thế nào. Vì lẽ đó mà chúng tôi quyết định chọn vắc-xin dịch vụ ở các trung tâm lớn để tiêm cho con, dù mức giá khá đắt đỏ”, chị giải thích.

Nói về những tai biến của trẻ sau tiêm ngừa trong thời gian qua, chị Loan cho biết: “Làm cha mẹ ai cũng sốt ruột và lo lắng cho sức khỏe của con mình, không ai lường trước được chuyện gì nhất là khi có quá nhiều thông tin về trẻ bị tai biến sau tiêm. Như một người bạn của tôi vì lo lắng nên nhất quyết không cho con tiêm bất cứ mũi tiêm phòng nào ngoại trừ các mũi yêu cầu sau khi bé ra đời. 

Mới đây, một bệnh viện ở Hà Nội cũng giới thiệu gói dịch vụ tiêm chủng cho trẻ bao gồm tất cả các mũi tiêm cần thiết, giá trọn gói là 18 triệu đồng. Nhiều đồng nghiệp của tôi đã mua gói này và chấp nhận bỏ chi phí đi lại, ăn ở tại Hà Nội mỗi khi đến lịch tiêm cho con, tốn kém lên đến vài chục triệu đồng. Theo tôi cái này tùy điều kiện kinh tế từng gia đình”.

Hành trình của những bà mẹ tìm kiếm vắc-xin dịch vụ cho con

Phụ huynh chờ đặt lịch tiêm phòng cho con tại một trung tâm y tế dự phòng.

Thấp thỏm 4 tháng chờ vắc-xin dịch vụ cho con

Đến giờ, khi con gái đã hoàn tất các mũi tiêm vắc-xin 5in1, chị Nguyễn Thị Trúc Giang (Hưng Thái 2- Phú Mỹ Hưng- Q.7) vẫn không quên được những tháng ngày hồi hộp mong ngóng, lo lắng tìm vắc-xin dịch vụ chích cho con.

Hành trình của những bà mẹ tìm kiếm vắc-xin dịch vụ cho con

Chị Trúc Giang cho rằng với những người làm bố làm mẹ thì không có tỷ lệ rủi ro nào dành cho con có thể chấp nhận được.

Theo lời chị Giang, sau khi sinh, con gái chị không may bị nhiễm siêu vi, sốt rất cao phải nhập bệnh viện chăm sóc đặc biệt. Trải qua những ngày căng thẳng vì tình hình sức khỏe con gái như vậy nên chị khá lo lắng việc con mình sẽ bị nhiễm các loại bệnh mà trẻ em hay gặp. Đến 2 tháng tuổi, con chị được chích một mũi vắc xin Penxtaxim đầu tiên tại một bệnh viện quốc tế. 

“Tôi rất tin tưởng nguồn thuốc của bệnh viện sẽ luôn đầy đủ nên không lo lắng gì. Nhưng đến lịch chích mũi thứ 2 thì bệnh viện này thông báo hết sạch thuốc, phải chờ. Các bác sĩ đã tư vấn cho tôi mũi chích tiếp theo có thể lùi lại một chút không sao", chị Giang nhớ lại.

Những tưởng vắc-xin dịch vụ chỉ hết tạm thời thế nhưng sau hai tháng chờ đợi, vợ chồng chị Trúc Giang vẫn nhận được thông báo hết thuốc. 

“Vậy là hai vợ chồng mình lại tiếp tục chờ. Bọn mình lùng sục khắp các bệnh viện ở Sài Gòn nhưng nơi nào cũng lắc đầu hết thuốc. Trong thời gian đó mình rất căng thẳng vì lo sợ quá lịch chích cho con, sợ con bị nhiễm bệnh. Cuối cùng qua tìm hiểu, mình được biết ở Singapore vẫn còn vắc- xin này nên hai vợ chồng quyết định đưa con sang đó để chích hai mũi còn lại. Mình quả thực không muốn mang con đi qua đó chích vì đường sá xa xôi, con còn quá nhỏ. Một chuyến đi dài sẽ khiến bé có nguy cơ nhiễm bệnh, mệt mỏi. Nhưng sự lo lắng về các ca tai biến gần đây khiến một người mẹ như mình không thể yên tâm nổi. Với một người mẹ, rủi ro không thể đến với con mình chứ đừng nói đến tỉ lệ nào. Không có một người mẹ nào đánh cược tính mạng con mình cho may rủi”, chị Trúc Giang chia sẻ.

Tìm được bệnh viện để đăng kí, vợ chồng chị Giang mang con sang Singapore hai lần để hoàn thành hai mũi chích. “Khi con gái tròn 8 tháng, hoàn thành ba mũi vắc-xin ngừa những bệnh thường gặp ở trẻ em hai vợ chồng mình mới thở phào nhẹ nhõm”, chị Trúc Giang chia sẻ.

Hành trình của những bà mẹ tìm kiếm vắc-xin dịch vụ cho con

Sau bốn tháng chờ đợi chị Trúc Giang đành phải đưa con ra nước ngoài chích vắc-xin dịch vụ.

“Thật khó để nói có nên hay không nên đưa con đi sang nước ngoài chích vắc- xin. Cái này tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình. Làm bố làm mẹ ai cũng muốn dành điều tốt nhất cho con mình. Mình chỉ khuyên các bà mẹ không có điều gì là tốt chung cho tất cả mọi trường hợp. Mình phải biết và hiểu rõ cơ thể con mình như thế nào. Với những bé cơ thể khỏe mạnh, ít dị ứng thì chích vắc-xin Quinvaxem mình thấy vẫn khỏe mạnh, bình thường. Điều quan trọng là phải tầm soát được bệnh và tình hình sức khỏe cho con trước khi chích ngừa thì sẽ yên tâm”, chị Giang bày tỏ quan điểm.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.