Những điều nên và không nên làm trong những ngày nắng nóng

Những ngày nắng nóng này người dân đang phải đối diện với nền nhiệt độ cao 40-41 độ C, đe dọa sức khỏe, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân.

Những ngày nắng nóng này người dân đang phải đối diện với nền nhiệt độ cao 40-41 độ C, đe dọa sức khỏe, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân.

Tuy nhiên để bảo vệ sức khỏe trong những ngày nắng nóng đúng cách mọi người cần lưu ý những điều nên và không nên làm như sau:

Dùng kem chống nắng

Nên: Bôi kem chống nắng 2 giờ/lần. Các loại kem chống nắng có khả năng chịu ẩm rất tốt nhưng sau vài giờ da tiếp xúc với nước và ánh nắng, kem sẽ không còn tác dụng. Bôi kem chống nắng kịp thời và đúng liều lượng sẽ làm da bạn luôn mềm mại và tươi tắn trong nắng hè.

Không nên: Chúng ta thường mắc phải sai lầm khi nghĩ rằng chỉ số cao sẽ được bảo vệ lâu và tốt hơn mà không biết rằng da đang bị tổn thương. Vì vậy, nên chọn sản phẩm có chỉ số SPF thích hợp, có thể chống tia UV. Đồng thời, tránh bôi lớp kem dày, kem thừa không thẩm thấu kịp sẽ gây dị ứng da.


bảo vệ sức khỏe ngày nắng nóng 2

Uống nước đúng cách

Nên: Mỗi ngày, chúng ta cần phải bổ sung cho cơ thể từ 1,5-2 lít nước để đảm bảo lượng nước trong cơ thể luôn ở mức ổn định. Đối với những người hay vận động, điển hình như việc chơi thể thao, làm đồng, công nhân xây dưng… thì lượng nước cần được bổ sung nhiều hơn. Muốn phòng chống mất nước cho cơ thể, giải pháp hiệu quả nhất là uống nhiều nước lọc và nên uống từ từ.

Không nên: Do thời tiết quá nóng, nhiều người nghĩ ngay cách giải nhiệt bằng cách đi uống bia hoặc uống nước đá, nước lanh… V này có thể giúp giải tỏa những cơn khát, nhưng không thể bổ sung được lượng nước cho cơ thể. Một điều đáng lưu ý đừng nên để khi khát mới uống nước, vì như thế tình trạng mất nước trong cơ thể sẽ xảy ra nhanh hơn, khiến cơ thể mệt mỏi hơn, tránh uống đồ uống quá lạnh vì chúng có thể gây ra chứng co rút ruột.


bảo vệ sức khỏe ngày nắng nóng 1

Ra ngoài khi thời tiết nắng nóng cực đỉnh

Nên: Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài, nên sử dụng các loại dụng cụ chống nắng như khẩu trang, áo chống nắng, kính, mũ… để bảo vệ cơ thể tránh bị ánh nắng chiếu trực tiếp.

Không nên: Không nên đi ra ngoài trong thời tiết nắng nóng vào thời điểm từ 11h trưa đến khoảng 3h chiều vì đây là khoảng thời gian đỉnh điểm của nắng nóng. Vi đây thời điểm nắng nóng có thể đạt đỉnh nên nguy cơ mất nước sẽ khá cao khi đi ra ngoài thường xuyên và có thể dẫn đến tình trạng say nắng.

Bổ sung thêm rau củ quả

Nên: Với thời tiết nắng nóng chúng ta nên ăn các loại rau xanh và hoa quả. Với việc ăn nhiều các loại hoa quả như dưa hấu, dưa lê, dưa bở, cam, chanh, dừa… sẽ vừa bổ sung thêm vitamin đồng thời sẽ giúp cơ thể tránh được nguy cơ mất nước.

Ăn nhiều các loại rau xanh như mồng tơi, rau dền, rau đay… cũng là một giải pháp hữu hiệu tránh nguy cơ mất nước trong những ngày hè nắng nóng.

Không nên: Với thời nắng nóng chúng ta không nên ăn các loại hoa quả nóng như mít, mận, đào…

bảo vệ sức khỏe ngày nắng nóng 3

Dùng điều hòa hợp lý

Nên: Để điều hòa ở nhiệt độ ổn định, thích hợp trong suốt thời gian sử dụng, nên chọn sử dụng điều hòa có chức năng lọc không khí, không nên nằm điều hòa quá lâu để tránh làm giảm thân nhiệt cơ thể. Vì thế, chúng ta nên chỉ sử dụng điều hòa khoảng 2 tiếng sau đó tắt và thay vao đó là dùng quạt điện…

Không nên: Không nên để điều hòa hướng trực tiếp vào vị trí nằm, hướng nằm. Những ngày nắng nóng, từ trong phòng điều hòa ra (hoặc ngược lại là từ ngoài nóng bước vào phòng điều hòa) cần phải có một thời gian "quá độ" chứ không nên vội bước từ nhà ra ngoài đường luôn rất dễ gây “sốc nhiệt”. Bởi khi đó, cơ thể không kịp thích nghi với sự chênh lệch quá lớn giữa nhiệt độ trong nhà và ngoài trời, nhiều người không kịp cân bằng cơ thể, dẫn đến các hiện tượng chảy máu cam, đau đầu, ngất xỉu, say nắng...

Lựa chọn quần áo

Nên: Do thời tiết nóng, bạn nên mặc những bộ đồ nhẹ nhàng càng tốt. Hãy mặc những bộ quần áo đơn giản, nhẹ nhàng, mát mắt, chất liệu tự nhiên như lanh hoặc đũi là tốt nhất. Chọn loại quần áo làm từ chất liệu vải nhẹ, sáng màu và không bó sát.

Không nên: Hãy tránh xa những loại quần áo tối màu hoặc màu nóng như: Xanh, đỏ, đen… chúng sẽ nhanh chóng bắt nhiệt và làm cơ thể nóng lên nhanh chóng.

Theo các chuyên gia để tránh nắng nóng trong thời tiết gay gắt mọi người cần lưu ý tránh đi tới những vùng đang xảy ra nắng nóng kéo dài.

Những ngày nắng nóng đỉnh điểm, nên uống nhiều nước, hạn chế uống nước đá, ăn kem, ăn thức ăn trực tiếp từ tủ lạnh.

Theo dõi nước tiểu để biết tình trạng giữ nước của cơ thể bạn. Nếu cơ thể bạn đủ nước, nước tiểu sẽ trong hoặc có màu vàng.

Nước tiểu có màu vàng sẫm, cơ thể bạn càng thiếu nước trầm trọng.

Khi có biểu hiện say nóng, say nắng như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt… cần đưa người bệnh vào chỗ mát và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Theo Trí Thức Trẻ




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.