Ngoài ra, ngồi vắt chéo chân, xương bánh chè sẽ cọ xát với các xương khác, gây đau vùng trước khớp gối. Đối với những người đã bị đau khớp gối, ngồi vắt chéo chân sẽ khiến cho các sụn thoái hóa bị đè và xoắn, làm bệnh nặng thêm. Do vậy, chúng ta cần thay đổi thói quen ngồi vắt chéo chân ngay từ bây giờ, càng sớm càng tốt.
Thần kinh tọa: Việc ngồi chéo chân có thể gây co kéo dây thần kinh tọa, làm chân tê. Khi đó bạn cần đứng dậy, đi lại để bớt cảm giác tê.
Tuần hoàn máu: Việc ngồi bắt chéo chân sẽ khiến máu ở chân bị đình trệ, làm mắt cá chân và chân bị phù nề. Do đó, cần xoa bóp nhẹ từ mắt cá lên đùi nhằm giảm nguy cơ tạo cục máu đông trong mạch máu ở chân.
Sức khỏe sinh sản: Đối với nam giới, khi ngồi vắt chéo chân làm cho nhiệt độ bên trong chân và xung quanh bộ phận sinh dục tăng cao, ảnh hưởng tới sự hình thành của tinh binh. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, không nên ngồi vắt chéo chân quá 10 phút.
Chèn ép dây thần kinh: Ngồi vắt chéo chân lâu dài sẽ tạo ra cảm giác tê, đôi khi gây mất cảm giác ở chân do dây thần kinh phụ trách cảm giác nằm ở mặt trước đùi bị chèn ép. Tình trạng này kéo dài sẽ gây hậu quả thật khó lường.
Giãn tình mạch: Ngồi vắt chéo chân khiến cho khí huyết không được lưu thông, làm tăng nguy cơ bị giãn tĩnh mạch, thậm chí còn gây ra phù thũng chân dưới, làm cho vết thương nhỏ xíu khó lành, tăng thêm nguy cơ lở loét chân.
Ngồi vắt chéo chân không chỉ làm chân đau sưng, giãn tĩnh mạch mà nguy hiểm hơn còn bị vẹo cột sống, đĩa đệm tổn thương…Người bị bệnh này thường rất khó chữa khỏi. Ngoài ra, tư thế ngồi này còn dễ gây ra hiện tượng chuột rút ở chân khi ngồi quá lâu.
Ngồi vắt chéo chân là một thói quen không tốt, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người và là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh tật. Tư thế ngồi tốt nhất là đặt 2 chân lên sàn nhà để cân bằng trọng lượng cơ thể. Khi muốn thay đổi tư thế, thay vì vắt chéo chân, chỉ cần dịch cả hai chân sang một bên hoặc nhẹ nhàng bắt chéo chân ở mắt cá.