Những quan niệm nuôi con sai bét nhưng các mẹ vẫn tin “sái cổ”

Có những quan niệm nuôi con được khoa học chứng minh là sai lầm thế nhưng các mẹ vẫn truyền tai nhau và tin quá mức vào điều này.

Có những quan niệm nuôi con được khoa học chứng minh là sai lầm thế nhưng các mẹ vẫn truyền tai nhau và tin quá mức vào điều này.

Lau người bằng nước ấm sẽ hạ sốt cho trẻ

Đây là quan niệm sai lầm mà nhiều người mắc phải. Khi thấy bé sốt cao, các mẹ thường lau bé bằng nước ấm. Sau khi lau nước ấm thân nhiệt xuống nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải việc lau người cho trẻ chỉ làm sạch cơ thể bé, làm sạch lớp da bên ngoài chứ không thể làm thân nhiệt hạ xuống.

Không cho trẻ tắm khi bị ốm

Đây là quan niệm chăm sóc con phổ biến của nhiều bà mẹ. Các mẹ thường cho rằng, trẻ bị ốm sức đề kháng yếu, nếu tắm sẽ khiến bệnh tình con càng trở nên nặng hơn. Thậm chí một số mẹ còn rỉ tai nhau, nếu tắm cho bé thì phải cho thêm ít rượu vào để làm nóng người, như vậy bé mới không bị cảm lạnh.

Theo các bác sĩ, quan niệm này hoàn toàn sai lầm, thậm chí gây hại cho trẻ.Việc tắm lúc trẻ bị ốm hoàn toàn không làm tình trạng bệnh nặng hơn nếu mẹ biết cách tắm bé, tắm nhanh và tắm nơi kín gió. Trừ khi các mẹ tắm quá lâu cho trẻ, tắm nơi gió lùa khiến trẻ bị lạnh, dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh nặng hơn.

nuoi-con1-blogtamsuvn

Việc tắm cho con bằng rượu có thể gây nên tình trạng trẻ bị “xỉn” do hơi rượu thốc vào mũi hoặc ngấm qua da và có thể gây ngộ độc rượu nhẹ. Vì vậy, khi tắm cho trẻ, mẹ có thể cho thêm ít gừng giã nhỏ để làm ấm trẻ là được.

Trẻ bị ho cho ăn đồ lạnh, đồ tanh

Khi trẻ bị ho, các mẹ thường kiêng tuyệt đối đồ tanh như tôm, cá và không ăn đồ lạnh như kem, nước đá cho trẻ. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, việc kiêng khem này không hề có lợi cho trẻ mà còn có hại. Vì đồ tanh không hề ảnh hưởng đến việc ho của trẻ, thậm chí đồ tanh cung cấp năng lượng dồi dào, giúp trẻ chống lại bệnh tật. Với đồ lạnh, khi trẻ ốm, cha mẹ vẫn có thể cho trẻ ăn nhưng ăn ở mức độ vừa phải. Nguyên nhân ho do trẻ bị nhiễm khuẩn, virus, hoàn toàn không liên quan tới ăn đồ lạnh.

Đội mũ giữ ấm thóp cho trẻ sơ sinh

Các mẹ thường truyền tai nhau, trẻ sơ sinh cần giữ ấm thóp đầu vì thóp đầu bé lúc này còn yếu dễ bị trúng gió, vì vậy, các mẹ cho bé thường xuyên đội mũ cho con. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các bác sĩ thì các mẹ không cần thiết phải cho con đội mũ. Vì sở dĩ, khi bị cảm cúm là do trẻ bị nhiễm virus hay vi khuẩn chứ hoàn toàn không do thóp bị “gió máy” và không được che chắn kỹ.

Theo các bác sĩ, việc bảo vệ thóp rất quan trọng như tránh cho va đập mạnh làm tổn thương thóp, còn đội mũ quá kín, quá lâu có thể dẫn tới đổ mồ hôi, nóng nực, khó chịu ở trẻ, nhất là vào mùa hè. Mà đôi khi, chính sự chăm sóc quá kỹ này khiến trẻ mệt mỏi và thêm bệnh nhiều hơn. Chưa kể, khi đội mũ quá kỹ, con đổ mồ hôi đầu nhiều mẹ lại “đổ” con bị thiếu canxi nên đổ mồ hôi trộm. Bế cắp nách chân trẻ sẽ vòng kiềng

Quan niệm này cũng hoàn toàn sai lầm, lý do, khi trẻ lớn từ 1 – 2 tuổi, hệ xương bắt đầu phát triển, chân thẳng hơn (trẻ sơ sinh hoặc dưới 1 tuổi chân luôn dạng cong do thói quen nằm trong bụng mẹ). Với những trẻ chân vòng kiềng có thể do thiếu canxi, hệ xương phát triển không vững chắc hoặc cơ thể quá nặng dồn một lực xuống chân nên chân phải vòng kiềng để tạo thế đứng vững chắc cho cơ thể.

Theo SKĐS


Cách chăm trẻ

sức khỏe

bệnh trẻ em


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.