Những sai lầm tuyệt đối tránh khi ăn ngao

Ngao là hải sản được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, với một số đối tượng không nên ăn để tránh rước bệnh vào người.

Ngao là hải sản được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, với một số đối tượng không nên ăn để tránh rước bệnh vào người.

Ngao là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và dễ dàng kết hợp trong chế biến món ăn hàng ngày. Thịt ngao chứa chất làm hạ cholesterol trong máu công hiệu mạnh hơn cả thuốc. Đây là món ăn thích hợp cho người ho hen, tiểu  đường, người bị trĩ, phù nước, trướng bụng, người sưng tuyến giáp trạng, bí đái, xơ vữa  động mạch, phụ nữ ra nhiều khí hư.

Tuy nhiên, trong gia đình có nhiều người ở những lứa tuổi và bệnh lý khác nên việc bổ sung ngao trong thực đơn hàng ngày cũng cần lưu ý những điều sau đây:

Không ăn quá nhiều

Theo các chuyên gia, ăn ngao 2 lần/tuần sẽ giúp kiểm soát cân nặng. Do protein trong ngao là loại rất ít kalo, giúp ngăn ngừa béo phì, nhất là phụ nữ mang thai. Vì khi mang thai, phụ nữ thường gặp phải tình trạng stress do sự thay đổi hoocmon, khi ăn ngao sẽ giúp cơ thể sảng khoái, đẩy lùi phiền muộn và bức bối.

Không tốt cho trẻ dưới 1 tuổi

Ngao không những giúp cho trẻ tiêu hóa tốt, tăng cảm giác ngon miệng mà còn là một yếu tố giúp phát triển chiều cao tốt ở trẻ. Tuy nhiên, trẻ dưới 1 tuổi ăn thì không nên ăn rất dễ bị lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy.

Không ăn cùng hoa quả

Tuyệt đối không nên ăn hoa quả ngay sau khi ăn canh ngao hay cháo ngao vì sẽ lạnh bụng, tiêu chảy. Ngoài ra ăn ngao còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi, protein có trong con ngao hoặc tạo thành chất không hòa tan gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn.

Không ăn khi bị gout

Ngao là một loại thực phẩm có hàm lượng đạm cao, purin cao. Chất purin trong cơ thể sẽ được phân giải thành axit uric - nguyên nhân chính gây ra bệnh gout. Vì thế người ta khuyến nghị không nên ăn nhiều ngao đối với những người có bệnh gout hoặc tiền sử bệnh gout.

Không ăn khi bị nhiễm lạnh

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngao tính hàn nên người bị cảm lạnh nên hạn chế ăn ngao để giảm khả năng bị cảm lạnh.

Đối với trẻ nhỏ, tốt nhất nên cho trẻ sử dụng vào mùa hè, vì nếu trong thời tiết giá lạnh, trẻ ăn ngao dễ dẫn đến lạnh từ bên trong, không tốt cho cơ thể.

Không ăn khi cơ địa dị ứng

Protein trong ngao có thể hấp thu trực tiếp qua đường tiêu hóa nó là dị nguyên, gây dị ứng mạnh. Khi ăn ngao có thể gây dị ứng, thậm chí tiêu chảy, nôn, phát ban. Vì thế những người dị ứng nên cân nhắc ăn.

Ngoài ra, người mắc bệnh thận, ăn khó tiêu cũng không nên ăn ngao.

Cách chọn ngao an toàn

- Khi mua ngao, bạn nên chọn những con vỏ còn cứng và đóng chặt miệng. Dùng tay tách thử vỏ ngao, nếu có thể dễ dàng tách chúng ra tức là ngao chết.

- Có những con ngao còn sống mà miệng của chúng lại mở ra. Lúc này, dùng tay chạm vào chúng, nếu thấy ngao di chuyển hoặc miệng khép lại, tức là ngao còn tươi sống.

- Để tránh bị ngộ độc, tốt nhất nên ngâm ngao hến vài giờ để chúng nhả bớt bùn đất, chất thải, rồi kỳ cọ sạch vỏ.

Theo Gia Đình&Xã Hội



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.