- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nỗi sợ hãi ở Congo khi căn bệnh bí ẩn giết hàng chục người, chủ yếu là trẻ em
Mới đây, một dịch bệnh ở Congo đã cướp đi sinh mạng của hàng chục bệnh nhân, làm dấy lên nỗi sợ hãi với nhiều người dân Congo.
Denise Kabeya, 40 tuổi, sống tại khu vực Panzi ở tỉnh Kwango (Congo) - nơi hầu hết trường hợp mắc căn bệnh chưa rõ nguyên nhân đã xuất hiện kể từ tháng 10.
Tháng đó, Diane, con gái 12 tuổi của Kabeya, đã bị ốm.
"Con gái bé bỏng của tôi bị đau đầu, sổ mũi, chán ăn và yếu ớt. Tôi nghĩ đó là sốt rét và thương hàn”, Kabeya kể. Cô giải thích đó là những căn bệnh lưu hành trong khu vực.
Khi Diane bị nghẹt mũi, Kabeya hy vọng rằng chuyện tồi tệ nhất đã qua và con gái sẽ nhanh chóng bình phục như thường lệ. Nhưng đứa trẻ đau nhức nhiều hơn và mất vào cuối tháng 10.
Đa số ca bệnh là trẻ em
Theo số liệu từ cơ quan y tế địa phương, từ ngày 24/10 đến ngày 11/12, có 514 trường hợp mắc bệnh chưa xác định nguyên nhân ở Panzi.
Đầu tháng 12, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cử các chuyên gia đến khu vực trên để điều tra nguyên nhân bùng phát dịch bệnh ở Congo và hỗ trợ ứng phó. Đại diện WHO ghi nhận hơn 30 người tử vong tại bệnh viện vì căn bệnh bí ẩn.
Ông Roger Kamba - Bộ trưởng Y tế Congo, cho biết nước này còn ghi nhận thêm 44 ca tử vong tại các vùng xa xôi của Panzi.
Vị bộ trưởng cho biết đợt bùng phát đầu tiên xảy ra vào tháng 10, lên mức cảnh báo cao vào cuối tháng 11. Hầu hết ca mắc và tử vong là trẻ em dưới 14 tuổi, đặc biệt là nhóm dưới 5 tuổi. Các chuyên gia cho biết, có quá ít thông tin về căn bệnh bí ẩn này nên rất khó giải thích tại sao trẻ em lại có nguy cơ cao như vậy. Một điểm đáng lưu ý, khu vực này có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao và tỷ lệ tiêm chủng thấp, nghĩa là trẻ em dễ mắc phải nhiều loại bệnh.
“Các triệu chứng giống như cúm. Bệnh nhân sốt cao, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức”, Serges Zenga, bác sĩ điều trị tại khu y tế Kenge, cho hay.
Các chuyên gia y tế lấy mẫu từ những người nhiễm căn bệnh chưa rõ nguyên nhân ở Panzi. Ảnh: Aljazeera
Tuần trước, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết phần lớn mẫu xét nghiệm của các bệnh nhân dương tính với sốt rét. Nhưng ông Tedros nói thêm dịch có khả năng liên quan đến nhiều loại bệnh.
Trong khi đó, tâm dịch nằm ở vùng xa xôi cũng như tình trạng cơ sở hạ tầng đang gây khó khăn cho cuộc chiến chống lại căn bệnh bí ẩn.
Các nhóm kỹ thuật viên, nhà dịch tễ học từ Bộ Y tế và một số đối tác của chính phủ Congo, bao gồm cả WHO, đã tới hiện trường với mục đích xác định căn bệnh và tăng cường nỗ lực phòng chống.
Panzi nằm cách thủ đô Kinshasa của Congo khoảng 700km, là vùng nông thôn hẻo lánh khó tiếp cận. Nhóm thực địa phải mất 2 ngày mới tới được đây do đường rất xấu vào mùa mưa. Các mẫu xét nghiệm phải gửi tới Kikiwit cách đó 500km.
Việc chăm sóc những bệnh nhân nằm liệt giường cũng đầy rẫy khó khăn. “Chúng tôi không có bộ dụng cụ hồi sức, không có trung tâm điều trị và cơ sở cách ly, chúng tôi thậm chí không có điện; thiếu hụt các phương tiện truyền thông và Internet”, Tiến sĩ, bác sĩ Rufin Mukuwa, Bệnh viện Đa khoa Panzi, nói.
Nỗi sợ hãi và lời kêu gọi cảnh giác
Trao đổi với Al Jazeera qua điện thoại từ Kenge, thủ phủ của tỉnh Kwango, một số cư dân bày tỏ mối lo dịch bệnh sẽ lây lan từ Panzi. “Chúng tôi lo ngại rằng chính quyền tỉnh chưa có biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn căn bệnh này lây lan sang các khu vực khác”, Emile Yimbu phàn nàn. Người này kêu gọi tăng cường các biện pháp giám sát dịch tễ học để ngăn chặn căn bệnh và giảm thiểu hậu quả.
Prosper Kiswemba, Ủy viên hội đồng địa phương ở Kenge, cũng sợ việc đi lại cuối năm trong khu vực có thể ảnh hưởng đến khả năng lây lan của căn bệnh. Kiswemba cho rằng cần tăng cường các biện pháp như đo nhiệt độ, lắp đặt trạm rửa tay dọc theo các tuyến đường chính dẫn đến Panzi.
Một chuyên gia y tế địa phương nói căn bệnh này có thể có nguồn gốc từ động vật: "Hầu hết những người mà tôi đã trao đổi đều từng tiếp xúc với một loài động vật hoang dã vài ngày trước khi phát bệnh". Để an toàn, ông cho biết mọi người nên hạn chế tiếp xúc với động vật hoang dã.
Căn bệnh mới xuất hiện khi các bác sĩ ở Congo vẫn đang đối phó dịch bệnh đậu mùa khỉ với 40.000 ca mắc và 1.000 ca tử vong.
Theo VietNamNet
-
Sức khỏe3 giờ trướcUống nước ấm thêm vài giọt nước chanh vào buổi sáng giúp hỗ trợ tiêu hóa, giải độc và hydrat hóa, đồng thời hỗ trợ giảm cân.
-
Sức khỏe4 giờ trướcGạo lứt đang dần trở thành lựa chọn phổ biến của những người quan tâm đến sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng gạo lứt không đúng cách có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
-
Sức khỏe6 giờ trướcThường xuyên uống những loại đồ uống này sẽ khiến bạn bị lão hoá sớm, nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm cũng tăng cao.
-
Sức khỏe15 giờ trướcNhững người bệnh ung thư sẽ được sử dụng loại vắc xin có khả năng ngăn chặn sự phát triển của khối u và nguy cơ di căn.
-
Sức khỏe22 giờ trướcNhiều người đột quỵ nhưng nhầm lẫn với trúng gió nên bỏ qua thời gian vàng cấp cứu dẫn tới di chứng nặng nề, thậm chí tử vong.
-
Sức khỏe22 giờ trướcMột nghiên cứu mới cho thấy nhịn ăn gián đoạn có thể giúp giảm cân và đem lại nhiều lợi ích khác, nhưng cũng có 'tác dụng phụ' rất oái oăm.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhoai sọ là thực phẩm khá phổ biến, giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng chất xơ tốt, kali, canxi và phốt pho.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTrong điều kiện môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm như hiện nay, ngày càng nhiều người ở các thành phố lớn được phát hiện mắc viêm xoang.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCủ cải là thực phẩm phổ biến trong mùa đông, củ cải tuy tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được, vậy những người nào không nên ăn củ cải?
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgày 14/12, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tai mũi họng” được Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức, các bác sĩ đã chính thức công bố về 2 ca mắc bệnh cực hiếm vừa được ghi nhận tại Việt Nam, y văn thế giới mới chỉ có 4 trường hợp được báo cáo.
-
Sức khỏe1 ngày trướcHoa đu đủ đực ngâm mật ong là hỗn hợp tốt cho sức khoẻ, dưới đây là cách sử dụng hoa đu đủ đực ngâm mật ong an toàn và tốt nhất.
-
Sức khỏe1 ngày trướcHiện tại, nghệ sĩ Thương Tín phải ngồi xe lăn do chân phải gặp biến chứng teo cơ, không thể duỗi thẳng sau tai nạn vỡ xương bánh chè; chân trái bị viêm khớp gối nặng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcHai vợ chồng ở Phú Thọ đốt than sưởi trong phòng ngủ, gần trưa hôm sau thấy họ không ra khỏi phòng, người thân vào gọi thì thấy người chồng đã tử vong.
-
Sức khỏe2 ngày trướcMột phụ nữ 48 tuổi phàn nàn kết quả khám sức khỏe cho thấy cô bị gan nhiễm mỡ. Trong khi đó, cân nặng của người bệnh vẫn ổn định, không có dấu hiệu béo.