Cách làm mứt gừng ăn Tết, chống mệt mỏi hay say tàu xe

Mứt gừng không chỉ là món ăn ngày Tết mà còn hữu ích quanh năm vì có thể giúp bạn chống say xe, giảm buồn nôn khi tụt huyết áp..., cách làm mứt gừng không quá khó.

Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm viêm và giảm buồn nôn, hỗ trợ chống lại bệnh cúm và cảm lạnh thông thường. Theo Tây y,  hợp chất gingerol trong gừng có tác dụng chống viêm và chống ôxy hóa mạnh mẽ, giúp giảm gốc tự do trong cơ thể. Nhiều nhiều nghiên cứu cho thấy gừng còn có khả năng hỗ trợ tiêu hóa, điều hòa đường huyết, giảm đau bụng kinh, giảm cholesterol...

Ngoài việc dùng gừng làm gia vị trong các món ăn, bạn có thể làm mứt gừng để sử dụng thường xuyên hơn. Biết cách làm mứt gừng, bạn sẽ đảm bảo được vấn đề chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.


Cách làm mứt gừng ăn Tết, chống mệt mỏi hay say tàu xe-1Cách làm mứt gừng không khó.

Đây cũng là món quen thuộc trong các dịp Tết cổ truyền để nhâm nhi hay tiếp khách, giúp làm ấm cơ thể những ngày lạnh.

Cách làm mứt gừng
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: 

- Gừng: 500gr

- Đường trắng: 500gr

Để làm mứt, nên chọn loại gừng củ to, có màu vàng nhạt, tươi mới, không héo. Với những củ gừng to, bạn sẽ rất dễ gọt vỏ và cắt lát.

Cách làm mứt gừng ăn Tết, chống mệt mỏi hay say tàu xe-2Chọn củ gừng to sẽ rất dễ để gọt vỏ và cắt lát khi làm mứt. (Ảnh: Douguo)

Rửa sạch gừng, sau đó gọt vỏ và dùng dao cắt thành từng lát mỏng và to bản. Miếng mứt sẽ rất đẹp nếu bạn thái được nguyên hình dáng của nhánh hoặc củ gừng.

Ngâm gừng trong nước để giảm bớt vị cay. Mọi người thường ngâm trong vòng 4-5 tiếng đồng hồ để xả bớt vị cay nồng.

Cách làm mứt gừng ăn Tết, chống mệt mỏi hay say tàu xe-3Ngâm gừng trong vòng 4-5 tiếng với nước lạnh. (Ảnh: Douguo)

 Sau khi ngâm, bạn gạn nước, đổ gừng ra rổ, để ráo. Sau đó, bạn cho gừng ra bát, thêm 500gr đường và ướp trong khoảng 1-2 tiếng. Đường sẽ tan chảy hết thành nước và gừng ngấm vị ngọt.

Cách làm mứt gừng ăn Tết, chống mệt mỏi hay say tàu xe-4Ướp gừng với đường để ngấm vị ngọt. (Ảnh: Douguo)

Cho hỗn hợp gừng ngâm đường ra chảo và đảo trên lửa nhỏ. Nước đường sẽ cạn và đặc dần.

Cách làm mứt gừng ăn Tết, chống mệt mỏi hay say tàu xe-5Đảo gừng trên bếp với lửa nhỏ. (Ảnh: Douguo)

Khi nước đường càng cô đặc, bạn càng phải dùng đũa đảo liên tục để tránh làm cháy. Sau đó đường sẽ khô dần và bám lên những miếng gừng.

Cách làm mứt gừng ăn Tết, chống mệt mỏi hay say tàu xe-6Đường khô sẽ bám vào từng miếng gừng. (Ảnh: Douguo)

Lúc này, bạn tắt bếp, để gừng nguội hoàn toàn rồi mới cất vào lọ dùng dần. Thành phẩm sẽ có màu vàng nhẹ, hương thơm cay dịu, vị cay nhẹ kết hợp với vị ngọt của đường, rất thích hợp để nhâm nhi.

Cách làm mứt gừng ăn Tết, chống mệt mỏi hay say tàu xe-7Mứt gừng sẽ rất ngon khi uống kèm nước chè nóng. (Ảnh: Douguo)

Lưu ý khi làm mứt gừng
Để có thể có mẻ mứt gừng ngon, khâu kiểm soát nhiệt độ hết sức quan trọng, bạn cần tránh để lửa to quá vì có thể gây cháy mứt.

Chất lượng của gừng sẽ phản ánh độ thơm ngon của mứt. Bạn nên chọn loại gừng có màu vàng nhạt; dùng tay ấn thử nếu thấy không mềm mà có độ săn chắc thì có thể sử dụng. Có thể kiểm tra lớp thịt bên trong gừng, gừng có màu càng sáng càng tốt. Tránh mua màu vàng đậm.

Gừng mua về nếu chưa dùng làm mứt ngay thì nên để ở nơi thoáng mát trong vòng 4-5 ngày, không nên để quá lâu vì sẽ khiến gừng bị héo và teo lại, món mứt mắt đi độ thơm ngon.

Theo VTCnews

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtcnews.vn/cach-lam-mut-gung-an-tet-chong-met-moi-hay-say-tau-xe-ar913349.html

mứt Tết

Món Ngon Mỗi Ngày


Cách làm mứt gừng ăn Tết, chống mệt mỏi hay say tàu xe
Mứt gừng không chỉ là món ăn ngày Tết mà còn hữu ích quanh năm vì có thể giúp bạn chống say xe, giảm buồn nôn khi tụt huyết áp..., cách làm mứt gừng không quá khó.
Những đại kỵ khi bố trí bàn thờ ai cũng nên biết
Trong tín ngưỡng thờ cúng, phong thủy có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu thiết kế, bố trí không gian phòng thờ không tốt, phạm những điều kiêng kỵ được cho là sẽ ảnh hưởng không tốt đến vận khí, đường tài lộc, công danh cũng như gia đạo của gia chủ.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.