Ô nhiễm không khí ở Hà Nội nguy hiểm mức nào?

Gần đây, các bệnh lý về đường hô hấp tăng mạnh với 15% dân số mắc bệnh xoang, một phần lớn nguyên nhân bởi tình trạng ô nhiễm không khí.

Gần đây, các bệnh lý về đường hô hấp tăng mạnh với 15% dân số mắc bệnh xoang, một phần lớn nguyên nhân bởi tình trạng ô nhiễm không khí.

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã phân loại mức độ chỉ số không khí theo 6 cấp độ: tốt, trung bình, không lành mạnh cho các nhóm nhạy cảm, không lành mạnh, rất không lành mạnh, và nguy hiểm.

Chỉ số AQI đo được tại Đại sứ quán Mỹ (phố Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội) trưa 3/3 là 159, được xếp vào loại không lành mạnh. Với mức độ này, những người thuộc nhóm nhạy cảm có thể gặp phải các tác động sức khoẻ nghiêm trọng.

Dù đây chỉ là con số đo tại một điểm ở Hà Nội song nhiều người lo ngại bởi nhiều nơi khác ở thủ đô như đường Khuất Duy Tiến, Trường Chinh, Giải Phóng,… ghi nhận mức độ ô nhiễm cao hơn Láng Hạ.

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội nguy hiểm mức nào?
Chỉ số đo được ở số 7 Láng Hạ, Hà Nội ngày 3/3 là 159, ngày 1/3 là 388.

Trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho hay, tình trạng ô nhiễm bao gồm ô nhiễm thông thường do khói bụi là tác nhân gây ra viêm đường hô hấp, viêm phế quản, phổi, hen, phổi tắc nghẽn mãn tính. Ngoài ra, chất lượng không khí còn được đo bởi tình trạng ô nhiễm các khí như SO2, CO,… từ khói thuốc lá, khí thải từ đun than, củi… Các bệnh đường hô hấp không phải lúc nào cũng được phát hiện kịp thời, bởi chúng tích tụ lâu dài.

Theo TS Nhung, ô nhiễm môi trường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính. Đây là hai bệnh nguy hiểm nhưng khi phát hiện, bệnh đã diễn biến nặng.

Thạc sĩ, bác sĩ nội trú Lê Hồng Anh - Khoa Tai Thần kinh, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cho hay, gần đây các bệnh lý về đường hô hấp tăng mạnh. Đặc biệt, viêm mũi xoang hiện chiếm tới 15% dân số. Bệnh dễ gặp với những người có cơ địa nhạy cảm, người già, trẻ em. 

Đồng quan điểm, PGS TS Nguyễn Hoài Nam - Phó chủ tịch Hội Phẫu thuật Lồng ngực và Tim mạch TP HCM cho hay, ô nhiễm không khí có tác động rất rõ ràng và nguy hiểm đến sức khỏe, song ít người để ý đến điều này. Bệnh nhân thường xuyên nghẹt mũi, xoang, viêm phế quản, nặng hơn gây tình trạng dị ứng gây hen suyễn.

Trong đó, mũi là cửa ngõ của đường hô hấp vì thế đây là cơ quan đầu tiên trên cơ thể phản ứng với những thay đổi thất thường của thời tiết hoặc tác nhân từ môi trường. Khi không khí không lành mạnh và mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng, những bệnh liên quan đến cửa ngõ này rất dễ xuất hiện và thực sự khó kiểm soát.

Còn về tim mạch, chất ô nhiễm sẽ làm tăng độc tố trong máu, độc tố ngấm trong máu gây xơ vữa động mạch, cao huyết áp, từ đó gây nên các hệ lụy nguy hiểm khác như đột quỵ, suy tim…

“Các chất ô nhiễm này là những chất độc tính xuyên qua màng lọc của phổi, đi vào trong máu, vào cơ thể, ngấm vào các thành mạch gây nên tình trạng xơ vữa. Chúng có thể tác động gây bệnh tức thời như viêm phổi, viêm mũi, hen suyễn, phế quản. Về lâu dài, chúng sẽ lấp đầy trong phổi, xơ cứng phổi, 5-10 năm sau mới phát bệnh”, PGS Nam phân tích.

TS Nguyễn Viết Nhung lưu ý thêm với tình trạng khói bụi giao thông ngày càng gia tăng hiện nay, biện pháp dự phòng tốt nhất cho người dân là luôn đeo khẩu trang, kính bảo hộ khi đi ra ngoài, bỏ hút thuốc, uống nhiều nước và chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Theo Zing



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.