PGĐ Bệnh viện Việt Đức: Cảnh báo 2 nguyên nhân khiến người Việt mắc ung thư dạ dày

Theo GS Trịnh Hồng Sơn, nhiều năm làm việc tại BV Việt Đức ông thấy bệnh ung thư dạ dày ngày càng tăng nhanh, có lẽ đã đến lúc chúng ta nên thay đổi thói quen ăn uống sai cách.

Theo GS Trịnh Hồng Sơn, nhiều năm làm việc tại BV Việt Đức ông thấy bệnh ung thư dạ dày ngày càng tăng nhanh, có lẽ đã đến lúc chúng ta nên thay đổi thói quen ăn uống sai cách.

Thói quen nguy hiểm

Theo ghi nhận của tổ chức Phòng chống Ung thư thế giới tại Việt Nam, có trên 15.000 ca mới được chẩn đoán ung thư dạ dàyvà hơn 11.000 ca tử vong vì bệnh này.

Đây là bệnh ung thưphổ biến hàng thứ 2 trong số 10 loại ung thư nguy hiểm thường gặp tại nước ta. Tại Việt Nam, ung thư dạ dày là căn bệnh ung thư đứng hàng thứ 2 ở nam giới và nữ giới.

Giáo sư Trịnh Hồng Sơn – Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, bệnh ung thư dạ dày đang là 1 trong 5 bệnh ung thư hàng đầu ở Việt Nam.

Với ung thư dạ dày, GS Sơn cho biết chỉ riêng ở Bệnh viện Việt Đức từ năm 1990 mỗi năm chỉ mổ 100 ca, đến năm 1995 có khoảng 200 ca, thời kỳ năm 2006 -2007 chỉ 500 ca thì đến năm 2015 - 2026 lên đến 900 -1.000 ca mổ ung thư dạ dày mỗi năm.

Trong khi đó, Giáo sư Sơn cho rằng bệnh ung thư dạ dày có thể phòng chống được, chỉ 5% là di truyền, chủ yếu là môi trường và ăn uống.

Ở Hàn Quốc và Nhật Bản, để phòng tránh ung thư dạ dày, người dân chọn cách thay đổi thói quen ăn uống. Giáo sư Sơn cho biết, ông muốn tuyên truyền từ rất lâu rằng cách ăn uống của người Việt dễ gây ung thư dạ dày, ví dụ mình ăn dưa, cà muối.

Khi ăn dưa, cà muối chua nếu ở giai đoạn chưa chua trong vòng 6 tiếng đầu nếu ăn thì đó chỉ là rau tươi, cung cấp vitamin chống lại tế bào ung thư nhưng ăn sau 6 tiếng sau muối đến chưa chua là không ăn được nhưng người mình lại thích ăn xổi kiểu này.

Đây là giai đoạn chuyển hóa các chất lên men và không có lợi cho dạ dày.

Ngoài ra, còn vấn đề ăn uống nữa mà GS Sơn lưu tâm, đó là ăn thức ăn cháy, rang cơm cháy giòn đen, đồ nướng chuyển sang cháy đen là không được nhưng mình lại ăn nhiều.

Đây là hai yếu tố nguy hiểm có thể gây yếu tố dạ dày. Điều này đã được chứng minh ở Hàn Quốc người dân hay ăn kim chi và tỷ lệ mắc ung thư dạ dày của họ cũng rất cao. GS Sơn nhấn mạnh "đây là hai yếu tố mà tôi muốn cảnh báo đã lâu".

Ngoài ra, yếu tố viêm dạ dày mãn tính cũng là yếu tố khởi động cho ung thư dạ dày. Nếu căng thẳng thần kinh, chất nhầy axit tiết ra tiêu hóa, căng thẳng nhiều quá khiến dạ dày tiết nhiều axit hơn cũng ảnh hưởng đến dạ dày.

PGĐ Bệnh viện Việt Đức: Cảnh báo 2 nguyên nhân khiến người Việt mắc ung thư dạ dày - Ảnh 1.

GS Trịnh Hồng Sơn

Hãy nội soi dạ dày khi có dấu hiệu trướng bụng

GS Sơn cho biết, bệnh nhân bị ung thư dạ dày ở Việt Nam khi đến viện thường ở giai đoạn muộn, thậm chí có người không thể phẫu thuật. Trong khi biện pháp điều trị ung thư dạ dày tốt nhất hiện nay là phẫu thuật.

Tuy nhiên, có nhiều bệnh nhân bị ung thư dạ dày có biến chứng di căn không được mổ. Lúc đó, bác sĩ phải tư vấn cho bệnh nhân rất nhiều.

Theo GS Sơn, để phòng bệnh ung thư dạ dày, quan trọng nhất là nên đi soi dạ dày giống như người Nhật Bản họ đã làm từ thế kỷ trước, bắt đầu từ sau 40 tuổi, có dấu hiệu trướng bụng. Nếu chúng ta làm được việc đó, ung thư dạ dày sẽ phát hiện sớm hơn và điều trị tốt hơn.

GS Sơn kể, ông gặp nhiều bệnh nhân ung thư phát hiện tình cờ, ví dụ như đưa người ốm đi khám rồi tiện thể khám luôn thì lại phát hiện ra ung thư.

Nếu khi bệnh được phát hiện qua biểu hiện điển hình như u trên rốn, đau bụng trên rốn, biến chứng tự nhiên loét tiêu hóa, thủng dạ dày, ăn vào nôn ra do hẹp dạ dày, hôn mê... đến lúc tìm hiểu về ung thư dạ dày thì bệnh đã tiến triển xa.

Thậm chí, GS Sơn kể ông đã gặp bệnh nhân cứ tưởng ung thư não, u tuỷ xương nhưng mổ ra rồi lại tìm thấy ung thư dạ dày di căn do trước đó không phát hiện ra được.

Bởi vậy, GS Sơn khuyến cáo, những người trên 40 tuổi bụng trướng thì nên đi soi dạ dày ống mềm để sàng lọc sớm ung thư dạ dày.

Theo Trí Thức Trẻ



ung thư

bệnh ung thư

ung thư dạ dày


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.