Phòng bệnh cho trẻ vào thời điểm giao mùa

Theo thống kê của Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) số bệnh nhi tới thăm khám, điều trị vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là khi nhiệt độ giảm sâu tăng khoảng 40% với khoảng 300-400 bệnh nhi mỗi ngày, đa số là các bệnh tiêu chảy, viêm mũi, viêm họng, viêm đường hô hấp, hen phế quản v.v..

Theo thống kê của Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) số bệnh nhi tới thăm khám, điều trị vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là khi nhiệt độ giảm sâu tăng khoảng 40% với khoảng 300-400 bệnh nhi mỗi ngày, đa số là các bệnh tiêu chảy, viêm mũi, viêm họng, viêm đường hô hấp, hen phế quản v.v.. 


Điều đáng ngại là mặc dù diễn biến bệnh của trẻ không có gì mới so với quy luật nhưng nhiều cha mẹ chủ quan, tự ý chữa ở nhà cho con dẫn đến những biến chứng đáng tiếc. Vì vậy, việc phòng ngừa và cách xử trí đúng là vô cùng quan trọng. 
 
Theo thống kê của Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) số bệnh nhi tới thăm khám, điều trị vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là khi nhiệt độ giảm sâu tăng khoảng 40%
Theo thống kê của Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) số bệnh nhi tới thăm khám, điều trị vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là khi nhiệt độ giảm sâu tăng khoảng 40%

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh lý vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là mùa đông chủ yếu do: trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, sức đề kháng còn rất kém vì hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công.

Trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài, nguy cơ bị nhiễm bệnh rất cao trong khi trẻ chưa ý thức được khả năng tự phòng bệnh. Trẻ thường xuyên sống trong môi trường đông đúc tập thể như nhà trẻ, mẫu giáo, trường tiểu học… khi có một bạn nhỏ bị bệnh sẽ dễ lây lan cho các bạn khác. Vào mùa lạnh, độ ẩm trong không khí thấp và nhiệt độ môi trường không cao, đặc trưng là khí hậu lạnh ẩm tạo điều kiện cho rất nhiều loại vi khuẩn, vi-rút đường hô hấp phát triển mạnh và gây bệnh cho trẻ.

"Phần lớn trẻ mắc bệnh hô hấp nặng có mặt tại khoa đều là trẻ có tiền sử mắc các bệnh mãn tính từ trước. Do đó, vào mùa lạnh phụ huynh cần tuân thủ nguyên tắc: tiêm phòng đầy đủ, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, giữ ấm cho trẻ và cách ly những trẻ có tiền sử mắc bệnh mãn tính khỏi môi trường công cộng như trường học, nhà trẻ...
 
Khi thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu mắc bệnh hô hấp như sốt cao, thở gấp, bỏ bú kéo dài... cần đưa đến bệnh viện, tránh tình trạng tự ý điều trị." - TS.BS Trương Mai Hồng, Trưởng khoa hồi sức cấp cứu, chống độc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết.
 
"Với trẻ bị bệnh suyễn, thời tiết chuyển lạnh vừa là nguyên nhân trực tiếp vừa là nguyên nhân gián tiếp khiến trẻ dễ lên cơn suyễn. Bên cạnh đó, thời tiết lạnh cũng dễ làm trẻ mắc bệnh suyễn bị cảm, càng dễ lên cơn. Vì vậy, người mắc bệnh suyễn nên được chủng ngừa cúm vì dễ bị bệnh cúm hơn người khác, chưa kể khi bị cúm lại có thể bệnh nặng hơn" - Bác sĩ Trần Anh Tuấn, trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM cho biết.
 
Ngoài các biện pháp phòng ngừa như: đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, giữ vệ sinh môi trường sống trong lành, tạo cho trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ đúng cách thường xuyên hàng ngày; giữ ấm cơ thể trẻ khi thời tiết chuyển lạnh nhất là những trẻ có tiền căn - tiền sử về dị ứng và hen suyễn... thì quan trọng nhất là phải thực hiện tốt việc tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc-xin cho trẻ theo lứa tuổi để có cách phòng ngừa bệnh chủ động nhất và hiệu quả nhất.
 
Mặc dù việc tiêm chủng vắc-xin mới chỉ đạt mức hiệu quả ngừa bệnh 80% nhưng công bằng thì đây vẫn là liệu pháp ngăn ngừa bệnh tốt nhất hiện nay, đặc biệt là nhóm người có sức đề kháng kém như mắc các loại bệnh mãn tính, trẻ em, người già, phụ nữ có thai, vì vậy để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh mùa đông, đặc biệt là các loại bệnh lây lan thì việc tiêm phòng vắc-xin là hết sức cần thiết.
 
Theo Đất Việt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.