Rối loạn giấc ngủ - Mắc dễ, trị khó

Theo Tổ chức Y tế thế giới, rối loạn giấc ngủ là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng của thế kỷ 21.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, rối loạn giấc ngủ làmột vấn đề cực kỳ nghiêm trọng của thế kỷ 21.

Ở nước ta tuy chưa có thống kê đầy đủ, nhưng chúngtôi thấy tỉ lệ bệnh nhân đến bệnh viện khám vì mất ngủ chiếm 10-25%. Mất ngủ cóthể đến với mọi lứa tuổi, nữ chiếm tỉ lệ cao hơn nam, người già nhiều hơn ngườitrẻ.

Rối loạn giấc ngủ - Mắc dễ, trị khó
Mất ngủ có thể đến với mọi lứa tuổi, nữ chiếm tỉ lệ cao hơn nam

Mất ngủ có phải hiện tượng phổbiến?

Cô A., 45 tuổi, gần đây lo lắngcho con trai thức khuya dậy sớm học hành để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới mà cômắc chứng mất ngủ, hằng đêm cô trằn trọc mãi mới ngủ được và mỗi đêm chỉ ngủ 3-4giờ. Theo cô A., lúc đầu cô chỉ cảm thấy lo lắng, buồn phiền, rồi xuất hiệntriệu chứng tim đập nhanh, nằm trên giường cảm thấy tâm trí rối loạn, bất ankhông thể nào ngủ được, khi ngủ lại luôn gặp ác mộng mà giật mình tỉnh dậy.Ngoài ra cô A. còn cảm thấy toàn thân mỏi mệt rã rời, không có chút sức sốngnào.

Tổng thời gian ngủ trung bình ở một người trưởng thành là 7-8 giờ/ngày và có thể thay đổi tùy theo điều kiện là từ 4-10 giờ. Ở mỗi người, thời gian và cấu trúc giấc ngủ cũng biến đổi theo tuổi, trẻ nhỏ ngủ nhiều, giảm dần ở tuổi trưởng thành, đến tuổi già ngủ ngắn lại có khi chỉ còn 4 giờ/ngày. Chỉ xét về kinh nghiệm và hoạt động thể chất, giấc ngủ phải vừa hiệu suất, tức là ít thức dậy ban đêm và ít buồn ngủ ban ngày, đồng thời hoạt động ban ngày có hiệu quả.     

Anh N., 30 tuổi, là trưởngphòng kinh doanh một công ty rất lớn chuyên về ngành gỗ tại TP.HCM. Do vậymà anh N. ngày nào cũng làm việc cật lực, tìm mọi cách nâng cao hiệu quảkinh doanh cho công ty. Cho dù đã lên giường đi ngủ, trong đầu anh vẫn miênman suy nghĩ về công việc, áp lực công việc dẫn anh tới bệnh mất ngủ gần hainăm nay.

Thế nào là mất ngủ?

Người ta dùng từ mất ngủ để chỉsự giảm sút về thời gian và độ sâu hoặc hiệu quả phục hồi của giấc ngủ. Cũng cóthể nói mất ngủ khi khó ngủ hoặc trong giấc ngủ có quá nhiều chu kỳ thức và đểlại một cảm giác lúc nào cũng thiếu ngủ.

Mất ngủ liên quan đến áp lực tâmlý. Dạng mất ngủ này thường xảy ra do các tình huống áp lực về mặt tinh thần nhưhọc tập, vấn đề gia đình, công việc... kéo dài. Thường do xúc cảm (buồn, chán,thất vọng, thất bại...). Biểu hiện khó ngủ, hay tỉnh giấc hoặc thức dậy sớm cóthời gian kéo dài. Thường có cảm giác bực dọc trong đêm khi không ngủ được.

Mất ngủ do một bệnh cơ thể. TạiMỹ người ta xác định được 84 loại bệnh khác nhau liên quan đến giấc ngủ. Nhiềungười có các bệnh lý cơ thể như đau cơ thể, tim mạch, các bệnh lý như hội chứngchân không yên, viêm loét dạ dày thực quản có luồng trào ngược dạ dày thực quản,khó thở trong bệnh hen phế quản thường khó thở vào ban đêm gần sáng làm bệnhnhân phải tỉnh giấc, cơn hạ canxi cấp, ở trẻ em bị còi xương sớm... cũng đềuliên quan đến mất ngủ.

Rối loạn giấc ngủ - Mắc dễ, trị khó

Mất ngủ kết hợp các rối loạn tâmthần như trầm cảm, lo âu hay stress sau sang chấn... Đây là một loại mất ngủ mãntính. Người bệnh than phiền về việc trằn trọc kéo dài ban đêm và cảm giác mệtmỏi, thờ ơ ban ngày. Ngoài ra còn hay thức giấc ban đêm, không ngủ say được vàdậy rất sớm.

Bệnh nhân có cảm giác như không ngủ hoặc trạng thái mơ màng lúc nàocũng biết hết mọi hoạt động xung quanh, một vài bệnh nhân ngáy nhiều khi ngủ.Bệnh nhân có thể ngủ ngày với những cơn chợp mắt kiểu ngủ gật, nhưng khi đi ngủlại không thể ngủ được.

Mất ngủ liên quan đến rượu vàthuốc lá. Có nhiều công trình nghiên cứu trên bệnh nhân mất ngủ lạm dụng thuốc(thuốc ngủ và an thần, uống rượu khi đi ngủ) làm suy yếu hệ thần kinh trungương, từ đó có thể gây hội chứng mất ngủ. Dùng thuốc liên tục gây quen thuốc,tác dụng gây ngủ không còn, bệnh nhân và thầy thuốc có xu hướng tăng liều làmmức độ rối loạn giấc ngủ trầm trọng.

Nếu bỏ thuốc đột ngột người bệnh cảm thấycác cơ rung giật, ban ngày cảm thấy bứt rứt, cáu gắt, đau cơ; những trường hợpnặng xuất hiện triệu chứng cai nghiện như lú lẫn, tri giác lơ mơ, ảo giác, cogiật.

Uống rượu, hút thuốc lá nhiều vàkéo dài sẽ gây rối loạn giấc ngủ nặng. Thời gian ngủ rút ngắn, đêm thường thứcgiấc. Giai đoạn dỗ giấc ngủ khó và lâu, khi đã ngủ thường xuất hiện các đợt giậtmình, cảm giác hoảng sợ, tim hồi hộp. Nhất là khi cai rượu xuất hiện các triệuchứng của loạn tâm thần do rượu.

Làm gì khi mất ngủ?

Trong cuộc sống, phản ứng stresssau sang chấn là vấn đề phức tạp, bản thân người bệnh không thể tự giải thoátđược. Vì vậy khi có vấn đề về giấc ngủ, người bệnh nên đến các chuyên gia vềthần kinh, tâm thần để được hướng dẫn, đồng thời nên đi khám bệnh, ở đó các thầythuốc sẽ hướng dẫn cách dùng thuốc và phương pháp điều trị không dùng thuốc. Sựkết hợp giữa y học và bệnh nhân sẽ mang lại nhiều hiệu quả trong điều trị mấtngủ.

Theo Tuổi Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.