Sợ nhiễm độc chì, cần ăn ngay món này để giải độc tức thì

Môi trường sống, đồ dùng, thực phẩm chứa chì càng ngày càng nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Làm sao để giải độc chì một cách đơn giản nhất?

Môi trường sống, đồ dùng, thực phẩm chứa chì càng ngày càng nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Làm sao để giải độc chì một cách đơn giản nhất?

Cách giải độc chì hiệu quả nhất thông qua chế độ ăn uống

Khi chúng ta sử dụng đồ dùng chứa chì, nếu không hiểu rõ về tác hại của chì, sẽ hấp thụ chì vào cơ thể một cách vô thức, gây nguy hiểm tiềm ẩn và hệ lụy sức khỏe lâu dài.

Khi chì nhiễm vào cơ thể, cần phải lập tức tìm cách giải độc chì càng sớm càng nhanh càng tốt, nếu để lâu chì sẽ nhiễm sâu hơn vào cơ thể, không chỉ gây nguy hiểm cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến giống nòi.

Những thực phẩm có khả năng giải độc chì tốt nhất

- Nhóm trà, sữa:


(Ảnh minh họa)

Sữa, sữa đậu nành có chứa các thành phần protein khi được kết hợp với chì trong cơ thể sẽ tạo thành một hợp chất hòa tan, sau đó thải ra ngoài.

Sữa chua có thể kích thích nhu động ruột làm giảm sự hấp thụ chì và làm tăng sự bài tiết.

Trà chứa axit tannic và các chất khác, có thể được kết hợp với chì trong cơ thể tạo thành chất hòa tan, bài tiết cùng nước tiểu.

-Nhóm rau quả, gia vị:

Những thực phẩm có tác dụng giải độc chì hiệu quả nhất - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Tỏi có tác dụng hóa giải ngộ độc chì, có thể làm giảm nguy hại khi chì vào cơ thể.

Mộc nhĩ không chỉ có tác dụng chống ung thư tốt, mà còn có một tính năng thải độc chì khá hiệu quả. Ăn mộc nhĩ thường xuyên có thể loại bỏ bớt lượng chì trong cơ thể và các chất độc hại khác.

Trái cây có chứa chất kết dính hoặc nhựa như kiwi, táo, cam quýt khi ăn vào cơ thể, di chuyển trong đường ruột sẽ kết tủa hoặc hút chì, làm cho lượng chì trong hệ tiêu hóa nhiễm vào đường ruột giảm xuống.

Các loại rau quả như rau cải mỡ, bắp cải, mướp đắng, những loại giàu vitamin C khi kết hợp với chì sẽ tạo ra muối không độc không hòa tan trong nước rồi thải ra ngoài.

Bình thường nên ăn ít nhất 150mg vitamin C mỗi ngày, những người đã được chẩn đoán ngộ độc chì có thể được tăng lên đến 200mg.

Cà rốt chứa rất nhiều pectin, làm giảm độc tính của chì trong cơ thể, làm giảm sự hấp thụ chì.

- Nhóm hải sản, thịt động vật:

Những thực phẩm có tác dụng giải độc chì hiệu quả nhất - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa)

Tôm có tỉ lệ canxi cao, mỗi 500 gram vỏ tôm chứa đến 250 gram canxi, trong khi đó canxi có tác dụng giúp bài tiết chì hiệu quả.

Con hàu có hàm lượng kẽm cao, sẽ ngăn chặn sự hấp thụ chì vào cơ thể.

Rong biển chứa các thành phần có khả năng giải độc, có tác thúc đẩy sự bài tiết chì trong cơ thể.

Thịt bò, gan động vật có chứa protein và canxi dồi dào, có thể ngăn chặn cơ thể hấp thụ chì.

Những biểu hiện ngộ độc chì nên lưu ý đặc biệt

Các triệu chứng cốt lõi của ngộ độc chì chính là nằm trong hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, máu và hệ thống tiêu hóa ở từng mức độ khác nhau.

Khi nhiễm độc chì, triệu chứng cụ thể ở hệ tiêu hóa thường là chán ăn, đau bụng, có vị kim loại trong miệng, tiết nước bọt, đầy bụng, táo bón, có máu trong phân, đau bụng, gan to ra, vàng da và rối loạn chức năng gan...

Các triệu chứng cốt lõi của ngộ độc chì chính là nằm trong hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, máu và hệ thống tiêu hóa ở từng mức độ khác nhau.

Hệ thần kinh xuất hiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt, phiền não lo âu, mất ngủ, buồn ngủ, khó chịu, dễ bị kích động, trường hợp nặng có thể có mê sảng, co giật, hôn mê và thậm chí phù não, nặng hơn có thể dẫn đến viêm dây thần kinh ngoại vi.

Hệ tuần hoàn sẽ xuất hiện triệu chứng thiếu máu khiến sắc mặt nhợt nhạt, đánh trống ngực, khó thở và các triệu chứng khác.

Hệ bài tiết có triệu chứng đau lưng, phù nước, tiết niệu có protein, máu trong nước tiểu, tiểu cặn, suy thận nặng. Gan to ra, rối loạn chức năng gan ...

Trẻ em sẽ bị hiếu động thái quá, mất tập trung…tuy nhiên đây không phải là triệu chứng đặc trưng do nhiễm chì.

Đối với những bà mẹ có nguy cơ nhiễm chì hoặc nhiễm chì khi mang thai, nên làm xét nghiệm cho trẻ khi bé được 1 tuổi, khám lại lần 2 khi bé 2 tuổi để xác định trẻ có bị nhiễm chì hay không.

Theo Trí thức trẻ

nhiễm độc chì


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.