Giám đốc BV Da liễu TW: “Mẹ bầu dùng son môi nhiễm độc chì, con dễ mắc biến chứng tâm thần, dị dạng”

GS.TS. Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội) cho biết: “Nhiễm chì vừa gây tác hại cho mẹ, đồng thời con sinh ra dễ mắc dị tật, biến chứng về tâm thần".

Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS. Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội) cho biết: “Người dùng son môi không đảm bảo chất lượng có thể bị nhiễm chì. Nhiễm chì vừa gây tác hại cho mẹ, đồng thời con sinh ra dễ mắc dị tật, biến chứng về tâm thần".

Nhiễm độc chì có thể dẫn đến biến chứng về tâm thần, dị dạng

Mới đây, PGS.TS Phạm Duệ, nguyên Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ câu chuyện một nữ MC đã bất ngờ hỏi ông rằng, liệu cô có bị nhiễm chì không khi có nhiều biểu hiện như: Mất ngủ, táo bón, hay quên...

Sau khi kiểm tra nồng độ chì, kết quả cho thấy, lượng chì trong máu cô MC này cao gấp 3 lần cho phép; viền lợi quanh răng chuyển màu đen xám, lấp lánh kim loại."Sau khi loại trừ việc nữ MC không dùng thuốc nam, không thường xuyên tiếp xúc với các nguồn nhiễm chì khác, được biết cô ấy thường có thói quen đánh son màu đỏ hàng ngày", ông Duệ cho hay.

Giám đốc BV Da liễu TW: “Mẹ bầu dùng son môi nhiễm độc chì, con dễ mắc biến chứng tâm thần, dị dạng” - Ảnh 1.

Son môi không đảm bảo chất lượng sẽ tăng nguy cơ nhiễm độc chì. Ảnh minh họa

Như vậy, khả năng cao nữ MC đã nhiễm độc vì dùng son môi có nhiễm chì. Tuy nhiên, ông Duệ cũng cho hay, ngoài trường hợp nữ MC này, ông cũng chưa có nghiên cứu cụ thể nào về nhiễm độc chì có liên quan đến việc thường xuyên dùng son môi nhiễm chì.

Theo PGS Duệ, rất khó để đưa ra lời khuyên cho chị em phụ nữ về việc phát hiện son chứa chì, nhưng ông khuyến cáo chị em nên mua các sản phẩm an toàn, hạn chế các màu đỏ sẫm, đỏ cam. Chì hấp thụ vào cơ thể qua 4 con đường chính như: tiếp xúc lâu dài qua da; qua hô hấp do hít thở hàng ngày từ bụi sơn chì; hơi xăng xe; qua tiêu hóa. Tiếp đến, chì có thể ngấm vào cơ thể qua nhau thai, sữa mẹ… nên bất cứ lúc nào nguy cơ ngấm chì đều có thể xảy ra.

Chiều 18/4, trao đổi với chúng tôi, PGS.TS. Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cũng xác nhận việc dùng son môi không đảm bảo chất lượng có thể dẫn đến hiện tượng người sử dụng bị nhiễm chì.

Theo ông Thường, bệnh viện tiếp nhận nhiều ca bệnh viêm môi do mỹ phẩm, còn xét nghiệm chì thì Bệnh viện Da liễu Trung ương không thực hiện nên không có số liệu cụ thể về các ca nhiễm độc do chì sau khi sử dụng son môi, mỹ phẩm.

Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương khẳng định:"Nhiễm chì vừa gây tác hại cho mẹ, đồng thời có con sinh ra dễ mắc dị tật, biến chứng về tâm thần, dị dạng...".

Mắt và lợi sẽ chuyển sang màu xám nếu nhiễm độc chì nặng

Về vấn đề này, PGS.TS Trần Hồng Côn, Giảng viên Khoa Hóa học - trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội cho biết, chì là kim loại nặng, liệt vào kim loại có khả năng tích lũy, gây ngộ độc rất cao. Mặt khác, do kim loại này được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống nên gây tác hại cho cơ thể rất mạnh, tích lũy trong xương."Cơ thể nhiễm độc chì nặng thể hiện rất rõ ở lợi, mắt của con người chuyển dần sang màu xám. Chắc chắn nhất là phân tích máu thì phát hiện ra ngay", PGS.TS Côn cho biết.

Theo ông Côn, kim loại này không mùi, không vị nên bằng mắt thường không thể phát hiện sự tồn tại của nó trong thực phẩm, chỉ khi kiểm nghiệm mới xác định được. Chì có thể nhiễm vào nước, thức ăn, thực phẩm... với lượng nhỏ trong ngưỡng quy định thì không gây hại bởi nó sẽ được đào thải qua nước tiểu, mồ hôi. Tuy nhiên, sử dụng hàng ngày với hàm lượng chì vượt ngưỡng, lâu dần sẽ tích lũy, gây ngộ độc chì mạnh, biểu hiện là tình trạng thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, sốt và ảnh hưởng thần kinh.

Giám đốc BV Da liễu TW: “Mẹ bầu dùng son môi nhiễm độc chì, con dễ mắc biến chứng tâm thần, dị dạng” - Ảnh 2.

Nếu sử dụng hàng ngày với hàm lượng chì vượt ngưỡng lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ảnh minh họa

Nhiều người cho rằng lấy vàng, bạc, đồng, thiếc để thử chì, nhưng PGS.TS Côn cho biết, nó không có tác dụng với son và mỹ phẩm, bởi trong đó có chứa nhiều chất hữu cơ nên test thử như vậy không có tác dụng.

PGS.TS Côn cho biết, để kết luận được một loại mỹ phẩm có chì hay không thì cần tới các xét nghiệm khoa học rất nghiêm ngặt, không thể dùng mẹo thủ công thử vàng truyền tai này. Cách phòng chống ngộ độc chì từ son môi hay các mỹ phẩm khác, theo PGS.TS Côn, tốt nhất người mua hàng nên chọn các sản phẩm nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo và được bảo hộ bởi các cơ quan quản lý có uy tín.

Theo Trí Thức Trẻ


Dị tật thai nhi

son môi

nhiễm độc chì

mang bầu

mang thai

son


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.