Sởi lành tính vẫn gây chết người như chơi

Từ thực tế tiếp nhận điều trị bệnh sởi hiện nay cho thấy các ca nhập viện và tử vong hầu hết là do biến chứng viêm phổi, suy hô hấp.

Từ thực tế tiếp nhận điều trị bệnh sởi hiện nay cho thấy các ca nhập viện và tử vong hầu hết là do biến chứng viêm phổi, suy hô hấp.
 

Cả hai loại biến chứng đều nguy hiểm, song biến chứng hô hấp nguy hiểm hơn vì rất dễ gây tử vong.

Thời gian lây của bệnh sởi thường diễn ra trong khoảng chín đến 10 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây và kéo dài đến khoảng năm ngày sau khi phát ban.

Nguy cơ tử vong

Bệnh sởi có mức độ lây truyền rất nhanh. Nếu trong gia đình có một người bị bệnh thì có đến 90% khả năng những người chưa có miễn dịch sẽ bị nhiễm bệnh, nhất là giai đoạn bệnh chưa được xác định và điều trị.

Tuy nhiên, xuất phát từ những thành quả đạt được của chương trình tiêm chủng phòng, chống sởi mở rộng tại Việt Nam từ năm 1984 đến năm 2012 và do sởi là bệnh lành tính nên các bậc phụ huynh tỏ ra chủ quan khi trẻ mắc bệnh sởi, chỉ đến khi có biến chứng mới tỏ ra lo lắng, hoang mang. Bệnh sởi rất nguy hiểm đến tính mạng khi có các biến chứng như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản, tiêu chảy, viêm não tủy.

Do đó, việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời là việc cần làm của các bậc cha mẹ ngay khi phát hiện con trẻ có các biểu hiện như:

- Trẻ bị sốt khoảng 38-39 độ C và sốt liên tục.

- Trẻ bị hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, viêm kết mạc, có thể ho khan, khàn tiếng hoặc có đờm, tiêu chảy.

- Có những chấm nhỏ li ti khoảng 1 mm nổi lên trên niêm mạc má, dễ quan sát khi trẻ há miệng to; chấm có màu đỏ, sung huyết, ở vị trí ngang với răng hàm thứ nhất. Dấu hiệu này mất nhanh trong vòng 12 đến 18 giờ.

- Sau khi sốt 3-4 ngày thì xuất hiện phát ban với đặc điểm: Đầu tiên ban mọc từ sau tai, lan dần hai bên má, cổ, ngực, chi trên, sau lưng, chi dưới, đến toàn thân. Ban màu hồng nhạt, nhẵn, khi ấn vào thì biến mất, có xu hướng kết dính lại với nhau, phát ban xen giữa những khoảng da lành. Thể nhẹ thì ban rải rác, thể nặng thì ban dày gần như che kín da, cả gan bàn tay, chân.

- Trẻ ăn kém, mệt, mỏi.

Cách phòng ngừa đúng

Để phòng, chống bệnh sởi các bậc cha mẹ cần thực hiện tốt việc đưa con em đi tiêm ngừa. Đồng thời, khi trong gia đình hay ở khu vực đang sinh sống có trẻ mắc bệnh sởi thì cần chủ động cách ly trẻ.

Việc đưa trẻ đi tiêm ngừa sởi đầy đủ, đúng lịch là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện mà hiệu quả rất cao vì tiêm vaccine sởi là biện pháp duy nhất, tốt nhất và chủ động trong việc phòng ngừa bệnh sởi. Để phòng bệnh có hiệu quả, trẻ cần được tiêm hai mũi. Mũi thứ nhất được tiêm cho trẻ từ chín đến 11 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi. Nếu trẻ được tiêm một mũi vaccine sởi lúc 9-11 tháng tuổi, chỉ có 80%-85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi vaccine sởi thứ hai lúc 18 tháng tuổi thì tỉ lệ bảo vệ là 90%-95%. Sau khi trẻ được tiêm đủ hai mũi vaccine theo lịch tiêm chủng hoặc sau khi trẻ mắc sởi thì trẻ sẽ có miễn dịch có thể bền vững suốt đời.

Khi phát hiện trẻ có sốt, phát ban, cần thông báo và đưa trẻ tới cơ sở y tế để trẻ được khám, điều trị và thực hiện việc cách ly giữa trẻ bệnh và trẻ lành để tránh lây nhiễm cho cộng đồng.

Theo BS Hồ Văn Cưng (Pháp Luật TPHCM)



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.