- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sốt xuất huyết: Nhập viện ngay khi có 5 dấu hiệu này
Khi cảm thấy người kích thích vật vã, đau bụng, chảy máu chân răng... người mắc sốt xuất huyết cần đến ngay BV để tái khám.
>> Dịch sốt xuất huyết bùng phát
Thông thường, khi sốt cao 39-40 độ sang ngày thứ 2-3 không rõ nguyên nhân, người dân cần đến BV làm xét nghiệm để loại trừ sốt xuất huyết.
Đặc biệt, nếu kèm trạng thái mệt mỏi, li bì, đau nhức mình mẩy, đau cơ khớp, nhức mắt thì càng cần phải đi khám, bởi đây là dấu hiệu điển hình của sốt xuất huyết.
Hiện nay, test sốt xuất huyết đã được phổ cập đến tận tuyến huyện. Chỉ khi kiểm tra không phải sốt xuất huyết mới có thể yên tâm theo dõi các sốt khác như sốt virus, sốt viêm họng...
Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng cần nhập viện. Tại BV Bệnh Nhiệt đới TƯ, hiện mỗi ngày khám 600-800 bệnh nhân sốt xuất huyết, số nhập viện chỉ chiếm 7-9% song BV vẫn đang quá tải.
Theo quy luật, thường trong 3 ngày đầu tiên, người bệnh sẽ sốt cao, đau đầu nhiều. Tuy nhiên, thời gian này không phải là thời gian nguy hiểm nhất, đa phần bệnh nhân vẫn có thể điều trị ngoại trú tại nhà và tái khám theo hẹn.
![]() |
Nữ bệnh nhân 43 tuổi bị biến chứng viêm cơ tim sau mắc sốt xuất huyết, điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới TƯ. Ảnh: T.Hạnh |
Từ ngày thứ 4 (tính từ khi bắt đầu sốt trở đi) là thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh. Bệnh nhân sẽ không còn sốt cao, nhiều người bệnh cho rằng bệnh đã bớt nguy hiểm và sắp khỏi nhưng chính giai đoạn này có thể có những biến chứng nặng, cần được theo dõi. Nguy hiểm nhất là biến chứng sốc, xuất huyết não, xuất huyết nội tạng...
TS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi, BV Bệnh Nhiệt đới TƯ lưu ý, khi có 5 dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết trở nặng dưới đây thì người dân cần đến ngay BV:
- Tự nhiên bồn chồn, kích thích vật vã hoặc li bì
- Nôn tăng
- Tự dưng kêu đau bụng hoặc tăng cảm giác đau
- Tiểu ít, số lần đi ít hơn, số lượng giảm hơn
- Chảy máu bất kỳ chỗ nào: chân răng, máu cam...
Khi đến BV, BS sẽ đánh giá thêm 3 dấu hiệu nữa gồm: phù nề, tràn dịch; gan to; tiểu cầu giảm.
Tiến sĩ Huy cũng lưu ý, người dân tuyệt đối không nên tự ý truyền dịch khi bị sốt. Nếu cần thiết phải truyền, BS sẽ có chỉ định với sự theo dõi sát sao của điều dưỡng về tốc độ truyền để tránh nguy cơ gây sốc.
Hiện nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng. Khi sốt cao, chỉ dùng paracetamol, tổng liều không quá 60mg/kg cân nặng/ngày với người lớn. Tuyệt đối không dùng aspirin, analgin, ibuprofen vì thể gây xuất huyết, toan máu.
Trong giai đoạn 7-10 ngày mắc sốt xuất huyết, người bệnh tốt nhất nên uống oresol; uống nhiều nước hoa quả, nước dừa, nước rau và nước lọc.
Theo VietNamNet
- Sức khỏe1 giờ trướcDịp Tết tuy đã qua, người đi làm, người đi học… nhưng những rắc rối từ kỳ nghỉ Tết vẫn kéo theo. Ăn uống quá nhiều trong dịp lễ Tết thực sự có thể gây hại vô cùng lớn đến sức khỏe.
- Sức khỏe2 giờ trướcĐến 6h sáng 7/3 đã có 41 người dân cư trú trên địa bàn TP. Hải Phòng cùng chuyến bay với bệnh nhân tái dương tính đã liên hệ, khai báo y tế và được hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch phù hợp.
- Sức khỏe5 giờ trướcSau tiêm, nếu thấy có bất cứ biểu hiện khó chịu, bứt rứt, vã mồ hôi, ớn lạnh, nổi phát ban…, người được tiêm cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
- Sức khỏe6 giờ trướcDịp Tết tuy đã qua, người đi làm, người đi học… nhưng những rắc rối từ kỳ nghỉ Tết vẫn kéo theo. Ăn uống quá nhiều trong dịp lễ Tết thực sự có thể gây hại vô cùng lớn đến sức khỏe.
- Sức khỏe9 giờ trướcBản tin 6h ngày 7/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 2 ca mắc mới COVID-19 tại Kiên Giang. Đây là những trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay. Việt Nam hiện có 2.509 bệnh nhân.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe22 giờ trướcCác ca mắc Covid-19 mới được ghi nhận tại Hải Dương đều là F1 đã được cách ly tập trung.
- Sức khỏe1 ngày trướcNgoài 3 tuổi con chị Phượng vẫn ốm yếu, còi cọc, chưa được 10 kg. Đưa con đi khám, bác sĩ nói con chị bị chậm tăng trưởng và thiếu dinh dưỡng.
- Sức khỏe1 ngày trướcKhi chúng ta già đi, cơ thể bị lão hóa là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu chúng ta bỏ được một số thói quen xấu trong cuộc sống và nuôi dưỡng lối sống lành mạnh thì có thể làm chậm quá trình lão hóa.
- Sức khỏe1 ngày trướcSau khi ăn, bé xuất hiện tình trạng tím tái cả mặt và tay nên được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
- Sức khỏe1 ngày trướcDanh sách các triệu chứng Covid-19 không ngừng tăng lên với những triệu chứng mới có thể là lời cảnh báo sớm về sự tồn tại của một số biến thể nguy hiểm.
- Sức khỏe1 ngày trướcBản tin 6h ngày 6/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 7 ca mắc mới COVID-19, trong đó riêng Hải Dương đã ghi nhận 6 ca; 01 ca còn lại là chuyên gia nhập cảnh được cách ly ngay tại Thái Nguyên.