Thiếu gì cách đuổi muỗi!

Thuốc xịt muỗi rất dễ thấm qua da và ung dung đi vào máu, hành hạ ruột, gan, phổi cũng như thận, não...

Thuốc xịt muỗi rất dễ thấmqua da và ung dung đi vào máu, hành hạ ruột, gan, phổi cũng như thận, não...

Muỗi đốt thường sẽ mang theonhững mầm bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, sử dụng thuốc xịt muỗi cũng có nguy cơgây nên nhiều hậu quả tai hại với hàng loạt các rối loạn cơ thể. Bằng chứnglà đã có không ít trường hợp bị ngộ độc thuốc xịt muỗi phải đem vào bệnhviện cấp cứu.

Thiếu gì cách đuổi muỗi!

Khi phải sử dụng thuốc xịt muỗi trong phòng kín nên lưu ý không đóng kín cửa. (Ảnh: HỒNG THÚY)

Trước tiên và dễ thấynhất là thuốc xịt muỗi sẽ gây rối loạn hệ hô hấp, đặc biệt là những loạithuốc xịt muỗi mà thành phần có chứa DEET. Theo một nghiên cứu được thựchiện bởi Trung tâm Nghiên cứu bệnh sốt rét ở Mỹ thì có 57% bác sĩ báocáo rằng những bệnh nhân thường gặp các vấn đề về hô hấp, chẳng hạn nhưbị suyễn hoặc kích ứng phổi sau khi sử dụng thuốc xịt muỗi. Những bệnhnhân trước đây chưa từng bị suyễn, sau khi sử dụng thường xuyên thuốcxịt muỗi cũng bị “dính” suyễn do hít phải thuốc xịt muỗi.

Thuốc xịt muỗi cũng rấtdễ thấm qua da. Đây là một vấn nạn cho sức khỏe. Một khi thấm qua da,thuốc xịt muỗi sẽ ung dung đi vào máu và ngao du khắp cơ thể để hành hạruột, gan, phổi  cũng như những cơ quan quan trọng khác của cơ thể nhưthận, não... Ngay cả khi chưa đủ sức  thấm qua da để gây hại cho cơ thểnhư kể trên thì da cũng sẽ bị kích ứng, nổi mẩn, ngứa da...

Trẻ em và trẻ sơ sinh rấtdễ bị tổn thương não nếu tiếp xúc với thuốc xịt muỗi. DEET có trongthuốc xịt muỗi có thể gây rối loạn vận động và mất khả năng tập trung ởtrẻ em. Cũng theo Trung tâm Nghiên cứu bệnh sốt rét của Mỹ thì các chấtphốt- phát hữu cơ có trong các sản phẩm xịt muỗi có thể gây tử vong nếusử dụng không đúng cách, nhẹ hơn thì ảnh hưởng trên hệ thần kinh trungương, ảnh hưởng lên tim mạch, hệ hô hấp...

Nhưng chẳng lẽ tránh vỏdưa lại gặp phải vỏ dừa? Cũng không hẳn là bế tắc bởi chỉ cần một chútít kiến thức hóa học thì  chúng ta cũng có thể giải tán được đám muỗichực chờ rình rập mà không cần dùng thuốc xịt muỗi.

- Bỏ nước súc miệngListerine vào bình xịt (loại bình xịt nhỏ dùng để tưới hoa) và xịt trênbàn ghế, thảm chùi chân trong nhà. Listerine có tác dụng xua muỗi dotrong thành phần có chứa dầu khuynh diệp (Eucalyptus oil).

- Giã nhuyễn vài củ tỏicho đến khi chảy nước rồi thoa vào da. Ăn tỏi cũng có tác dụng đuổi muỗivì khi ăn tỏi, mùi tỏi sẽ thoát qua các lỗ chân lông ở da, dù rằng chúngta không cảm nhận được mùi tỏi thoát qua da nhưng muỗi thì rất nhạy cảm.

- Ăn nhiều loại thực phẩmcó chứa vitamin B1, B12, vitamin C vì muỗi rất kỵ các loại vitamin này.

- Trồng chung quanh nhànhững loại cây như bông vạn thọ, sả, hương thảo, tỏi, cúc ngải, oảihương, húng lủi, húng quế,  chanh...

Điều cần lưu ý để khôngbị muỗi “ve vãn” là các loại mùi hương. Muỗi rất thích các mùi hương củanước hoa, thuốc xịt khử mùi cơ thể, keo vuốt tóc, xà bông thơm, các chấtdùng để giặt quần áo.

Năm nguyên tắc vàng

Trong trường hợp bất đắc dĩ phải sử dụng thuốc xịt muỗi thì cần phải tuân thủ 5 nguyên tắc sau đây: Không sử dụng thuốc xịt muỗi khi trên da bị các vết trầy xước, bị vết thương...; không xịt thuốc trong những phòng kín mà nên mở cửa sổ phòng hoặc chỉ nên xịt thuốc bên ngoài sân vườn; không hít không khí ở những vùng vừa xịt thuốc; không xịt thuốc gần những nơi cất giữ thực phẩm; không xịt muỗi nếu trong phòng có trẻ em.

Theo Dược sĩ Nguyễn Bá Huy Cường
NLĐ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.