Thuốc bổ thành "thuốc độc" chỉ vì sai lầm mà nhiều người mắc phải

Uống thuốc thế nào cho đúng, tăng hiệu quả mà không gây ngộ độc là kiến thức không phải ai cũng biết. Đôi khi vì sự tiện lợi, nhiều người đã không để ý.

Uống thuốc thế nào cho đúng, tăng hiệu quả mà không gây ngộ độc là kiến thức không phải ai cũng biết. Đôi khi vì sự tiện lợi, nhiều người đã không để ý.

Để bảo vệ sức khỏe và điều trị bệnh, chúng ta thường xuyên phải sử dụng đến thuốc. Uống thuốc thế nào cho đúng cách không phải ai cũng biết. Đôi khi vì sự tiện lợi, thậm chí còn uống sai cách gây ngộ độc thuốc.

Dùng sữa hoặc nước trà khi uống thuốc có khả năng bị trúng độc

Những lưu ý khi uống thuốc bạn cần phải biết để tránh ngộ độc - Ảnh 1.
Bác sĩ khuyến cáo không nên uống thuốc với sữa (Ảnh minh họa)

Thông thường các bác sĩ hoặc sách hướng dẫn sử dụng thuốc có nhắc nhở chúng ta nên sử dụng nước ấm để uống thuốc. Tuy nhiên để thuận tiện, nhiều người thường tùy tiện dùng trà hoặc nước ép hoa quả để thay thế.

Cách làm này liệu có khoa học? Bác sĩ Khổng Phồn Thúy tại bệnh viện Triều Dương, Bắc Kinh đã tiến hành phân tích cụ thể như sau:

Dùng nước hoa quả uống thuốc có rất nhiều nguy hiểm tiềm ẩn

Cho đến nay, nhiều nghiên cứu phát hiện có gần 50 loại thuốc có phản ứng với nước ép hoa quả.

Ví dụ như thuốc hạ sốt, thuốc ức chế Beta trong điều trị cao huyết áp và phòng tránh bệnh suy tim, cyclosporine, thuốc kháng sinh erythromycin, midecamycin, berberin...

Vì vậy, trước khi chưa xác định rõ thành phần trong nước ép hoa quả có phản ứng với thuốc hay không, chúng ta nên dùng nước sôi nguội để uống thuốc.

Dùng trà uống thuốc sẽ khiến thành phần trong thuốc bị biến đổi

Những lưu ý khi uống thuốc bạn cần phải biết để tránh ngộ độc - Ảnh 2.
Không nên tùy tiện dùng sữa hay sinh tố để uống thuốc (Ảnh minh họa)

Không nên dùng trà để uống thuốc nhằm tránh xảy ra phản ứng hóa học giữa chất tanin, caffeine cùng các thành phần khác có trong trà với các thành phần hoạt chất bên trong thuốc, khiến công hiệu của thuốc bị giảm đi.

Những loại thuốc như thuốc kháng sinh roxithromycin, azithromycin; Digitalis glycosides, digoxin, nhân sâm, hoàng cầm; Thuốc chống lao rifampicin; Thuốc aspirin, thuốc ngủ... đều phát sinh phản ứng với chất tanin trong trà.

Người mắc bệnh tim khi uống thuốc trợ tim digitalis, nếu dùng nước trà để uống sẽ khiến thuốc mất tác dụng hoặc người bệnh sẽ bị trúng độc thuốc.

Các loại thuốc có thể uống cùng trà

Trong một số trường hợp, dùng trà để uống thuốc cũng có một số tác dụng nhất định.

Ví dụ vào ban ngày trong giờ làm việc, nếu sử dụng các loại thuốc chống dị ứng như Clorpheniramin, Pyribenzamine, Diphenhydramine, hoặc các loại thuốc cảm có chứa thành phần chống dị ứng, đa số chúng ta thường cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi.

Nếu dùng trà để uống thuốc sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng buồn ngủ hoặc tác dụng phụ khi uống những loại thuốc kể trên.

Không nên dùng sữa khi uống thuốc

Một số loại thuốc kháng sinh như tetracycline, oxytetracycline,...nếu uống với sữa, chất canxi trong sữa có thể phản ứng với thuốc tạo thành hợp chất chelate không tan, làm giảm khả năng hấp thụ và công hiệu của thuốc, thậm chí khiến cho thuốc hoàn toàn mất đi tác dụng.

Chất canxi có trong sữa có thể làm tăng độc tính của chất cardiac glycoside (có trong thuốc digitalis, digoxin).

Người mắc bệnh suy tim khi uống các loại thuốc trị liệu này với một lượng sữa lớn, sẽ dễ xảy ra phản ứng trúng độc.

Bệnh nhân cao huyết áp khi sử dụng thuốc Pargyline, nếu uống với sữa và các sản phẩm từ sữa sẽ dẫn đến huyết áp tăng vọt, nghiêm trọng hơn có thể chuyển hóa thành triệu chứng cơn cao huyết áp.

Cẩn thận khi dùng nước để uống thuốc

Những lưu ý khi uống thuốc bạn cần phải biết để tránh ngộ độc - Ảnh 3.
Cách uống thuốc tốt nhất là dùng nước đun sôi để nguội (Ảnh minh họa)

Vậy khi uống thuốc chúng ta nên sử dụng loại nước nào? Một số người thích sử dụng nước nóng từ 50 – 60 độ C để uống thuốc.

Tuy nhiên, một bộ phận thuốc như các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa, các loại vitamin, các loại siro trị ho, men hoạt tính, các loại thuốc Đông y có tác dụng thanh nhiệt,... nếu uống với nước nóng sẽ phát sinh phản ứng làm ảnh hưởng đến công hiệu của thuốc.

Trong nước khoáng có chứa một số khoáng chất và các ion kim loại, nếu uống thuốc với nước khoáng sẽ làm giảm đi công hiệu của thuốc.

Ông Khổng Phồn Thúy nhắc nhở, đối với đa số các loại thuốc, cách an toàn nhất là uống nước đun sôi để nguội, tuyệt đối không nên vì thuận tiện mà uống thuốc với các loại nước nêu trên dẫn đến những hậu quả không mong muốn.

Theo Trí Thức Trẻ


cách uống thuốc


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.