- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tìm ra bí mật Omicron lây quá nhanh nhưng bệnh lại nhẹ?
Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng biến thể Omicron nhân lên nhanh hơn trong đường thở và chậm hơn trong phổi.
Các nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Hồng Kông ngày 15-12 cho Reuters biết sự khác biệt lớn về mức độ nhân lên của Omicron và các biến thể SARS-CoV-2 khác có thể giúp dự đoán tác động của biến thể này.
So với biến thể Delta, Omicron tự nhân lên nhanh hơn 70 lần trong đường thở, khiến mức độ lây lan từ người sang người gia tăng nhanh chóng. Nhưng trong phổi, Omicron sao chép chậm hơn 10 lần so với phiên bản gốc của SARS-CoV-2, có thể góp phần làm cho bệnh ít nghiêm trọng hơn.
Một mẫu virus SARS-CoV-2 được nghiên cứu tại Trường ĐH Ohio (Mỹ). Ảnh: Reuters
Trưởng nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Hồng Kông Michael Chan Chi-wai nói: "Điều quan trọng cần lưu ý là mức độ bệnh nặng ở người không chỉ được xác định bởi sự nhân lên của virus mà còn bởi phản ứng miễn dịch của mỗi người, đôi khi tiến triển thành chứng viêm đe dọa tính mạng".
TS Chan cho biết: "Bằng cách lây nhiễm cho nhiều người hơn, một loại virus rất dễ lây nhiễm có thể gây bệnh nặng và nguy cơ tử vong cao hơn. Mối đe dọa tổng thể từ biến thể Omicron có thể là rất đáng kể".
Theo nhóm nghiên cứu, mô hình cấu trúc về cách biến thể Omicron gắn vào tế bào và kháng thể làm sáng tỏ hành vi của nó và sẽ giúp tạo ra các kháng thể trung hòa.
Người dân đeo khẩu trang ở Indonesia. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, Indonesia vừa ghi nhận ca mắc Omicron đầu tiên. Tổng thống Indonesia Joko Widodo kêu gọi người dân tuân thủ các quy trình chăm sóc sức khỏe và đảm bảo tiêm vắc-xin Covid-19 sau khi quốc gia đông dân thứ 4 thế giới này phát hiện ca mắc biến thể Omicron đầu tiên. Đó là một nhân viên của bệnh viện Wisma Atlet ở thủ đô Jakarta, được xác định mắc bệnh tối 15-12. Người này trước đó có ra nước ngoài.
Ông Jokowi cho hay sự xuất hiện của Omicron - biến thể có khả năng lây nhiễm cao đã được báo cáo ở hơn 70 quốc gia - là điều không thể tránh khỏi, đồng thời cảnh báo người dân không nên tự mãn.
Indonesia ghi nhận tổng cộng hơn 4,2 triệu ca mắc Covid-19 và 143.000 ca tử vong cho đến nay nhưng số ca mắc hằng ngày giảm đáng kể từ giữa năm 2021, nhiều hạn chế đã được nới lỏng.
Theo NLĐ
-
Sức khỏe4 giờ trướcĐến chiều nay, 32 bệnh nhi uống nhầm thuốc diệt chuột đang được theo dõi sát sao và điều trị theo phác đồ, một số trẻ có tổn thương ở não và tim.
-
Sức khỏe15 giờ trướcSau một thời gian điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), ông Nguyễn Quốc Triệu - nguyên Bộ trưởng Y tế đã qua đời ngày 24/1.
-
Sức khỏe21 giờ trướcPhim chụp X-quang cho thấy một người đàn ông nhiễm hàng trăm trứng sán dây do thói quen ăn thịt lợn chưa chín kỹ.
-
Sức khỏe22 giờ trướcChè xanh là thức uống rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu uống sai cách có thể gặp những tác dụng phụ không tốt.
-
Sức khỏe1 ngày trướcVào những ngày Tết, mọi người thường ăn uống và sinh hoạt thất thường, do đó làm tăng nguy cơ gây nhồi máu cơ tim.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTrẻ bị viêm phổi, gia đình cho con uống mật cá trắm để chữa bệnh và tăng cường sức khỏe, nhưng ít phút sau trẻ bất ngờ tím tái, suy hô hấp
-
Sức khỏe1 ngày trướcUống nhiều rượu làm tăng 22% nguy cơ mắc ung thư ở phụ nữ và 13% nguy cơ ở nam giới.
-
Sức khỏe1 ngày trước28 học sinh nhập viện sau khi nhặt được lọ nước màu hồng và chia nhau uống. Trong đó có 5 trẻ phải chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
-
Sức khỏe1 ngày trướcChanh, loại quả nhỏ bé với vị chua đặc trưng, đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống ẩm thực và văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới. Không chỉ là gia vị quen thuộc trong bếp, chanh còn được biết đến như một "thần dược" tự nhiên với vô vàn lợi ích sức khỏe tuyệt vời.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMật ong, một món quà quý giá từ thiên nhiên, không chỉ là một loại thực phẩm thơm ngon mà còn là một vị thuốc quý với vô vàn lợi ích. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng mật ong không đúng cách để tránh gây hại cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcHành tây rất quen thuộc với mọi người, nhưng không phải ai cũng biết nó có công dụng gì với sức khỏe.
-
Sức khỏe2 ngày trướcMột kiểu ăn bất thường vừa được chứng minh là an toàn và có thể cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe, làm tan mỡ bụng.
-
Sức khỏe2 ngày trướcĂn chuối khi bụng đói sẽ cung cấp năng lượng nhanh chóng, nhưng nó có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến.
-
Sức khỏe2 ngày trướcRượu bia là thức uống phổ biến trong các dịp lễ tết, liên hoan, gặp mặt bạn bè. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều rượu bia có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Dưới đây là 4 "siêu thực phẩm" với khả năng chống say rượu cực tốt mà không phải ai cũng biết.