Trẻ viêm màng não dễ chết vì phán lầm

Những ngày gần đây, mưa nhiều và trời trở lạnh đột ngột đã khiến trẻ nhỏ dễ nhiễm bệnh, trong đó nguy hiểm nhất là viêm màng não. Báo chí cũng đã báo động, số bệnh nhi nhập viện vì bệnh này đang tăng vọt và không ít trường hợp do không được phát hiện sớm đã dẫn đến một số di chứng đáng tiếc.

Những ngày gần đây, mưa nhiều vàtrời trở lạnh đột ngột đã khiến trẻ nhỏ dễ nhiễm bệnh, trong đó nguy hiểm nhấtlà viêm màng não. Báo chí cũng đã báo động, số bệnh nhi nhập viện vì bệnh nàyđang tăng vọt và không ít trường hợp do không được phát hiện sớm đã dẫn đến mộtsố di chứng đáng tiếc.

Đa phần nguyên nhân chậm trễ làvì những biểu hiện không rõ rệt và dễ nhầm lẫn của viêm màng não với các bệnh vềhô hấp, cộng thêm sự chủ quan của một số phụ huynh, đến khi bệnh trở nặng thìkhó mà tránh khỏi biến chứng.

Hầu hết lây qua đường hô hấp

Viêm màng não là tình trạng nhiễmtrùng lớp màng bao bọc quanh não và tuỷ sống, thường do vi trùng hoặc virut gâyra. Bất cứ ai cũng có thể mắc phải bệnh này, nhưng nhóm đối tượng chính vẫn làtrẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, trong đó trẻ sơ sinh thường có nguy cơcao nhất.

Trẻ viêm màng não dễ chết vì phán lầm

Ảnh minh họa

Viêm màng não do virut (siêu vi):còn gọi viêm màng não vô trùng, thường ít nguy hiểm hơn do vi khuẩn và có thể tựkhỏi trong 5 – 10 ngày hoặc lâu hơn, tuỳ sức đề kháng mỗi cơ thể. Loại này phổbiến nhất vào mùa hè, với những triệu chứng khá nhẹ và thường bị nhầm với bệnhcúm.

Viêm màng não do vi trùng (vikhuẩn): loại này đặc biệt nghiêm trọng. Có trên 50 loại vi khuẩn gây bệnh, phổbiến nhất là: viêm màng não, phế cầu khuẩn, Haemophilus influenza tuýp B (Hib),Streptococcus tuýp B (GBS), E. Col, isteria… Trong đó, H. influenza B (Hib) lànguyên nhân chính của hầu hết trường hợp viêm màng não do vi trùng, thường xảyra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới năm tuổi.

Viêm màng não đa phần lây truyềnqua đường hô hấp (ho, hắt hơi, dịch mũi...) hoặc do tiếp xúc thông thường. Chodù là viêm màng não do virut hay vi khuẩn, bệnh cũng có thể trở nên nghiêmtrọng. Bất kỳ sự chậm trễ nào cũng có thể khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơđiếc, chậm phát triển trí tuệ hoặc tử vong.

Những dấu hiệu nhiễm bệnh

Một số vi khuẩn gây viêm màng nãocó thể sống trong miệng và cổ họng của một số trẻ hoặc người lớn khoẻ mạnh màkhông gây hấn gì. Nhưng ở một số trẻ có sức đề kháng kém hoặc đang mắc các bệnhnhiễm trùng như nhiễm trùng huyết, viêm tai, viêm xoang... vi khuẩn và virut dễdàng thông qua đường máu xâm nhập đến tuỷ sống màng não.

Biểu hiện ban đầu của bệnh thườngchỉ là những triệu chứng nhẹ, chung chung như nhức đầu, sốt, cảm thấy khó chịutrong người… Vì vậy một số người vẫn hay nhầm đây là chứng cảm cúm thông thường.Khi tiến triển nặng hơn, có thể có một số triệu chứng như: đau đầu dữ dội, buồnnôn và nôn mửa, sốt cao, đau họng, đau bụng, đau cứng cổ, đau cơ và rất nhạy cảmvới ánh sáng, một số trường hợp còn phát ban.

Đến giai đoạn đặc biệt nghiêmtrọng, trẻ có thể bị hôn mê hoặc trở nên vô thức. Ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi,những triệu chứng này khó phát hiện vì bé chưa biết thể hiện bằng lời nói. Tuynhiên có thể nhận thấy một số biểu hiện như bé rất dễ cáu kỉnh, bỏ ăn, nôn mửahoặc tiêu chảy, bàn tay và bàn chân lạnh, phát ban, thóp phồng lên, có dấu hiệukhó thở hoặc động kinh.

Xét nghiệm tuỷ sống mới biếtchính xác

Việc xác định nguyên nhân gâyviêm màng não từ siêu vi hay vi khuẩn là cực kỳ quan trọng. Trẻ bị viêm màng nãodo siêu vi thường dễ khoẻ lại mà không cần có những điều trị đặc hiệu, trong khiviêm màng não do vi khuẩn có thể ảnh hưởng tới mạng sống. Đó cũng là lý do trẻcần được thực hiện thủ thuật chọc tuỷ sống.

Thủ thuật này là một quy trình,trong đó một chiếc kim rỗng ruột được đặt vào ống tuỷ ở phía dưới lưng. Mộtlượng nhỏ dịch não tuỷ sẽ được rút ra sau đó. Thủ thuật rất an toàn, không cónguy cơ nào dẫn tới trẻ bị liệt bởi kim được đặt ở phía dưới cùng của tuỷ sống.Bằng xét nghiệm tuỷ sống, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân viêm màng não dovi khuẩn hay siêu vi, từ đó đưa ra phương án điều trị. Viêm màng não hoàn toàncó thể điều trị thành công và không để lại di chứng nếu được phát hiện sớm.

Làm thế nào để phòng ngừa?

Cách tốt nhất là cho trẻ chủng ngừa đầy đủ. Tất nhiên không thể phòng ngừa 100% vì có rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Hiện có ba loại tiêm chủng được chứng minh có thể giảm nguy cơ mắc viêm màng não: vắcxin Haemophilus influenzae type b (Hib), vắcxin phế cầu PCV7, vắcxin não mô cầu.

Vi khuẩn gây viêm màng não có thể lây từ người này qua người khác. Thời gian lây ở trẻ kéo dài từ hai ngày tới hai tuần, phụ thuộc vào loại vi khuẩn. Bác sĩ sẽ cho biết khi nào trẻ không còn nguy cơ lây nhiễm và có thể tái hoà nhập hoạt động thường ngày. Trong thời gian lây nhiễm nên: rửa tay trẻ thường xuyên và đảm bảo bất cứ người nào tiếp xúc với trẻ cũng phải rửa tay sát khuẩn; không dùng chung các đồ dùng gia đình; tránh tiếp xúc với nước bọt như hôn trẻ; tham vấn bác sĩ về uống thuốc hoặc chích ngừa cho các thành viên trong gia đình để tránh lây lan…

Theo BS Nguyễn Trí Đoàn
SGTT



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.