Trước khi cho con tiêm vắc-xin quinvaxem cha mẹ cần cân nhắc

Thử phản ứng trước khi tiêm vắc-xin quinvaxem nói riêng, các vắc-xin nói chung và cần chủ động thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con là những việc cha mẹ cần nắm rõ.

Thử phản ứng trước khi tiêm vắc-xin quinvaxem nói riêng, các vắc-xin nói chung và cần chủ động thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con là những việc cha mẹ cần nắm rõ.

Ngày 20/10, thêm một trường hợp bé 3 tháng tuổi tử vong sau tiêm vắc-xin "5 trong 1" tại Trạm Y tế xã Quang Phong (Quế Phong, Nghệ An) tử vong lại dấy lên lo lắng cho các bậc phụ huynh có con nhỏ về vấn đề tiêm chủng. 

Quinvaxem là loại vắc-xin phổ biến được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng, nhưng những sự cố đáng tiếc liên quan đến loại vắc-xin này đang đặt ra câu hỏi về chất lượng và sự an toàn của nó đối với trẻ em.

Trước khi các nhà chức trách đưa ra câu trả lời chính xác và thỏa đáng, các ông bố bà mẹ nên tự trang bị những kiến thức cần thiết để đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho con mình.

Những điều bố mẹ phải “nằm lòng” khi cho con tiêm văcxin quinvaxem
Hàng loạt sự cố sau tiêm chủng đã khiến cả chuyên gia cũng như cha mẹ nghi ngờ
về hiệu quả của loại vắc-xin này.
Việc sử dụng vắc-xin quinvaxem trên thế giới

Quinvaxem hay còn gọi là vắcxin “5 trong 1” có thể phòng được 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib. Thông thường, trẻ nên được tiêm vào các tháng thứ 2, 3, và 4 sau khi chào đời. Đây là loại vắcxin được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo sử dụng từ năm 2006 để thay thế vắcxin DPT (phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván), giúp giảm số mũi tiêm cho trẻ và phòng được 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, hàng loạt sự cố sau tiêm chủng đã khiến cả chuyên gia cũng như cha mẹ nghi ngờ về hiệu quả của nó.

Vắc-xin quinvaxem được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển Ấn Độ, Việt Nam, Bhutan, Srilanka… Tuy nhiên, các nước phát triển có hệ thống y tế chất lượng như Mỹ, Canada, châu Âu, Nhật Bản, Úc không cho phép sử dụng loại vắc-xin này.

Các sự cố liên quan đến việc sử dụng vắcxin quinvaxem

Hiện tượng trẻ em đột tử ngay sau khi được tiêm vắc-xin 5 trong 1 đều xảy ra ở Sri Lanka, Bhutan, Pakistan và Việt Nam. 

Tại Ấn Độ, 21 trẻ em đã thiệt mạng kể từ khi chương trình tiêm chủng vắc- xin 5 trong 1 bắt đầu từ năm 2011 đến 2013. Ở bang Karela, Ấn Độ, trong 6 tháng đầu tiên áp dụng loại vắc-xin này, tỉ lệ tử vong là 1 trên 8000-10000 trẻ. 

Ở Bhutan, sau 4 trường hợp tử vong sau tiêm chủng, nước này đã cho ngừng sử dụng vắc-xin quinvaxem. Sau khi tái sử dụng và có thêm 4 trường hợp tử vong nữa, nước này đã dừng hẳn việc tiêm chủng với loại vắc-xin này. 

Tại Sri Lanka, từ năm 2008 đến 2013 có 19 trường hợp tử vong sau tiêm.

Vào tháng 4 năm 2013, sau cái chết của 12 trẻ em, Bộ Y tế Việt Nam đã yêu cầu một cuộc điều tra từ WHO. Kết luận được đưa ra là “Quinvaxem được WHO phê chuẩn... Chưa từng có hiện tượng phản ứng chết người nào xảy ra sau khi tiêm chủng loại văcxin này”, điều này được tái khẳng định vào cuối năm. 

Tuy nhiên, những trường hợp tử vong đáng tiếc vẫn tiếp tục xảy ra. Ở Bhutan, các trường hợp tử vong được kết luận là do một loại virut viêm não, nhưng nước này không ghi nhận thêm trường hợp “viêm não” nào sau khi dừng sử dụng quinvaxem. 

Sri Lanka và Pakistan kết quả cũng tương tự. Báo cáo ở Sri lanka chỉ ra không có sự liên quan giữa các ca tử vong với việc tiêm chủng. Tại Pakistan, 2 trường hợp được kết luận là do hội chứng đột tử sơ sinh (SIDS), 1 trường hợp “không rõ nguyên nhân”, không có trường hợp nào là do vắcxin. 

Bác sĩ Jacob Puliyel, trưởng khoa nhi của bệnh viện Stephens, New Deli: “Việc WHO không nhận thấy hay cố tình không nhận thấy mối liên hệ giữa loại văcxin này và các trường hợp trẻ em thiệt mạng ở các nước là điều đáng ngạc nhiên...” và cho rằng các nước đang phát triển như Ấn Độ hay Việt Nam đừng nên quá kì vọng vào các tổ chức quốc tế như WHO.

Phản ứng phụ sau tiêm và những lưu ý dành cho bố mẹ

Nhìn chung, ở các nước nói trên, trẻ em xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, khó thở, co giật rồi tử vong. Trong đó, một số nạn nhân nhỏ tuổi có bệnh bẩm sinh nhưng rất nhiều bé trước khi tiêm chủng có sức khỏe tốt. Dù WHO cho rằng  tỉ lệ phản ứng nặng là rất hiếm nhưng tốt nhất, bố mẹ vẫn cần thận trọng.

Bác sĩ Jacob cho rằng những kết luận của WHO là
Bác sĩ Jacob cho rằng những kết luận của WHO là "thiếu trách nhiệm"


Bác sĩ Jacob đưa ra một ví dụ về phản ứng phụ với thuốc kháng sinh penecillin như lời cảnh báo đối với cha mẹ: “Trước khi bạn tiêm Penicillin, bác sĩ luôn thử phản ứng trên da để kiểm tra xem bạn có mẫn cảm với thuốc không. Nếu mẫn cảm, cơ thể bạn sẽ phản ứng tiêu cực khi tiêm Penicillin. Thậm chí bạn có thể bị thiệt mạng. Việc 200 hay 2.000 người khác không mẫn cảm và không gặp vấn đề gì về sức khỏe khi tiêm Penicillin hoàn toàn chẳng có ý nghĩa gì đối với bạn. Các bằng chứng cho thấy văcxin 5 trong 1 Quinvaxem gây ra phản ứng ở trẻ em theo cách tương tự Penicillin. Tuy nhiên chẳng ai thử phản ứng trước khi tiêm vắc-xin.”

Bố mẹ cần nắm rõ tình trạng sức khỏe của con trước khi cho bé đi tiêm. Theo lời khuyên của các bác sĩ, bố mẹ cần chủ động thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như đang ốm, sốt, tiền sử dị ứng hay phản ứng mạnh với những lần tiêm chủng trước như sốt cao, quấy khóc kéo dài, sưng đau lan rộng tại vị trí tiêm hoặc có bất thường gì khác. 

Sau tiêm chủng trẻ có thể có những biểu hiện như sốt nhẹ, đau tại chỗ tiêm. Nên để trẻ ở lại 30 phút tại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra. Cần đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như sốt cao (trên 39°C), co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, bú kém, bỏ bú, khó thở, tím tái, li bì, phát ban.... hoặc khi phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.