- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Từ vụ trẻ 15 tuổi tử vong vì bệnh Whitmore: Nhận biết các biểu hiện thường gặp của bệnh
Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, có thể diễn biến nặng, tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh nền.
Trung tâm Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh Whitmore là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra.
Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên được ghi nhận vào năm 1925 và đến hiện nay vẫn xuất hiện rải rác ở một số địa phương.
(Ảnh minh họa).
Vi khuẩn B. pseudomallei sống trong đất, nước bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là những vùng ngập úng sau lũ lụt. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua da khi lội trong nước, bùn thời gian dài hoặc có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bị nhiễm vi khuẩn. Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền vi khuẩn từ người sang người hoặc từ động vật sang người và không lây lan thành dịch lớn.
Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, có thể diễn biến nặng, tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch… Điều trị bằng cách sử dụng các kháng sinh có nhạy cảm với vi khuẩn Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh.
Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi Trung ương và của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm đã nghi nhận một số trường hợp mắc bệnh Whitmore. Điều kiện vệ sinh môi trường bị ô nhiễm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, nên có thể tiếp tục ghi nhận thêm các trường hợp mắc bệnh Whitmore.
Các biểu hiện lâm sàng hay gặp
Viêm phổi là thể bệnh hay gặp nhất, có biểu hiện lâm sàng giống với các viêm phổi mắc phải trong cộng đồng do các căn nguyên khác. Bệnh nhân có sốt cao, sốt rét run, ho đờm mủ. Tổn thương có thể tiến triển thành viêm phổi hoại tử dẫn đến suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn.
Nhiễm khuẩn huyết cũng là thể bệnh hay gặp, có thể không xác định được đường vào, dễ diễn biến thành sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng gây tử vong.
Áp xe hoặc viêm mủ tuyến mang tai.
Các biểu hiện lâm sàng ít gặp hơn
Ổ áp xe trong ổ bụng: áp xe gan, áp xe lách, áp xe cơ thắt lưng chậu.
Da và mô mềm: tổn thương đa dạng không đặc hiệu như loét da, áp xe dưới da, mụn mủ rải rác, viêm mô tế bào, viêm cân mạc, áp xe cơ.
Thận tiết niệu: Viêm thận bể thận, viêm tiền liệt tuyến, áp xe tiền liệt tuyến.
Xương khớp: Viêm tủy xương, viêm khớp nhiễm trùng.
Thần kinh: viêm màng não mủ, áp xe não, viêm màng não – tủy.
Tim mạch: viêm màng ngoài tim, phình mạch.
Viêm hạch bạch huyết.
Tại da, tổn thương là các u hạt, loét da khó lành.
Biểu hiện lâm sàng ở trẻ em
Thể bệnh viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra nhưng không thường xuyên. Ngược lại, thường gặp các tổn thương da hoặc viêm mủ, áp xe tuyến mang tai.
Tất cả các trường hợp nhiễm B. pseudomalei từ nhẹ đến nặng đều cần được điều trị ban đầu bằng kháng sinh tĩnh mạch ít nhất hai tuần, sau đó là điều trị duy trì kháng sinh đường uống trong tối thiểu ba tháng. Kháng sinh được khuyến cáo sử dụng gồm: Ceftazidim (lựa chọn ưu tiên); Meropenem; Imipenem/cilastatin.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng bệnh Whitmore như sau:
1) Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng, trước khi ăn.
2) Thực hiện ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết.
3) Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/ gần nơi bị ô nhiễm.
4) Sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn.
5) Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.
6) Những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễm dịch … cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
7) Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.
Theo Nông Thôn Việt
-
Sức khỏe5 giờ trước28 học sinh nhập viện sau khi nhặt được lọ nước màu hồng và chia nhau uống. Trong đó có 5 trẻ phải chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
-
Sức khỏe6 giờ trướcChanh, loại quả nhỏ bé với vị chua đặc trưng, đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống ẩm thực và văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới. Không chỉ là gia vị quen thuộc trong bếp, chanh còn được biết đến như một "thần dược" tự nhiên với vô vàn lợi ích sức khỏe tuyệt vời.
-
Sức khỏe10 giờ trướcMật ong, một món quà quý giá từ thiên nhiên, không chỉ là một loại thực phẩm thơm ngon mà còn là một vị thuốc quý với vô vàn lợi ích. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng mật ong không đúng cách để tránh gây hại cho sức khỏe.
-
Sức khỏe10 giờ trướcHành tây rất quen thuộc với mọi người, nhưng không phải ai cũng biết nó có công dụng gì với sức khỏe.
-
Sức khỏe15 giờ trướcMột kiểu ăn bất thường vừa được chứng minh là an toàn và có thể cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe, làm tan mỡ bụng.
-
Sức khỏe15 giờ trướcĂn chuối khi bụng đói sẽ cung cấp năng lượng nhanh chóng, nhưng nó có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến.
-
Sức khỏe15 giờ trướcRượu bia là thức uống phổ biến trong các dịp lễ tết, liên hoan, gặp mặt bạn bè. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều rượu bia có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Dưới đây là 4 "siêu thực phẩm" với khả năng chống say rượu cực tốt mà không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe16 giờ trướcMùa đông thường khiến cơ thể dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, xương khớp... Bên cạnh việc giữ ấm, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe mùa đông. Dưới đây là 5 loại thực phẩm màu đen dễ tìm giúp tăng cường sức khỏe trong mùa đông cực tốt.
-
Sức khỏe18 giờ trướcBánh mì trắng là món ăn khá phổ biến và tiện lợi với nhiều người, nhưng ăn nhiều bánh mì trắng có thể gây ra nhiều tác hại đối với sức khoẻ.
-
Sức khỏe18 giờ trướcKhông chỉ chế biến được nhiều món ngon, giàu dinh dưỡng, cá chép còn có thể dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị, bồi bổ sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCa sĩ Hồng Nhung cho biết bản thân mắc ung thư vú và vừa trải qua phẫu thuật. Chị "Bống" cũng nhắn gửi chị em phụ nữ nên tầm soát sớm để dự phòng nguy cơ mắc căn bệnh này.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTina Holt, 21 tuổi, cảm thấy đau đầu thoáng qua khi trở về nhà sau bữa trưa với bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcUống nước ấm khi bụng đói vào mùa đông sẽ giúp tăng cường tiêu hóa, giữ nước, tăng cường lưu thông máu, tăng cường khả năng miễn dịch, giảm nghẹt mũi.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTheo các bác sĩ, nguyên nhân chủ yếu gây liệt mặt ngoại biên là do lạnh, bởi dây thần kinh số 7 ngoại biên nằm sát với bề mặt da nên rất nhạy cảm với nhiệt độ.