Tuyệt chiêu bảo quản thức ăn tươi ngon ngày Tết không phải ai cũng biết

Ngày Tết, trong mỗi gia đình đều nấu rất nhiều loại thức ăn với số lượng lớn để phục vụ nhu cầu ăn uống của người trong nhà cũng như khách đến chơi nhà.

Ngày Tết, trong mỗi gia đình đều nấu rất nhiều loại thức ăn với số lượng lớn để phục vụ nhu cầu ăn uống của người trong nhà cũng như khách đến chơi nhà. Tuy nhiên, việc tích trữ quá nhiều mà bảo quản không đúng cách sẽ có thể làm cho thức ăn bị hỏng, ôi thiu. Dưới đây là một số cách bảo quản thức ăn bạn hãy áp dụng để giữ hương vị cho các món ăn nhé.

Bánh chưng

Sau khi luộc xong, vớt bánh ra rửa sạch lá trong nước lạnh cho hết nhựa, để ráo. Xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn (để cho rền bánh) và phẳng đều trong vài giờ. Hoàn tất công đoạn ép bánh, bánh được treo lên chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản.

bảo quản thức ăn ngày tết

Bánh chưng là món ăn dễ ôi thiu trong ngày Tết

Treo bánh ở nơi thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp để tránh bị mốc và ôi thiu. Nhiều vùng trước đây còn đưa bánh xuống ngâm dưới ao hoặc giếng nước để bảo quản, lá bánh với nhựa của gạo khi nấu là lớp màng ngăn nước lọt vào làm hỏng bánh.

Giò chả

Để bảo quản  được giò chả, bạn cần phải lột bỏ hết lớp vỏ gói bên ngoài, tránh để thức ăn đổ mồ hôi, nên đậy lại bằng rổ có nhiều lỗ thoáng nhỏ, nhưng tránh nơi có  gió. Tốt nhất là  nên dùng giò chả trong vòng 2 ngày, nếu chưa ăn kịp thì nên luộc lại.

Dưa hành, củ kiệu

Khi cắt gốc hành, củ kiệu nhớ không cắt vào phần củ. Sau khi rửa để củ thật ráo nước, nếu không sẽ dễ bị hỏng. Đun sôi thật kỹ nước ngâm. Lượng muối vừa đủ, không quá nhạt thì sẽ để được lâu và không nổi váng trên bề mặt. Có thể mang cả vại dưa hành ra phơi nắng, dưa sẽ giòn và bảo quản được lâu hơn.

top1-378291-1368126797-500x0-1197-142356

Có thể mang hủ dưa ra phơi nắng để giữ được lâu hơn

Các loại thực phẩm khô

Với các loại thực phẩm khô như măng khô, nấm, mộc nhĩ, các loại hạt, đỗ… bạn nên bảo quản riêng từng loại, cho vào túi nilon hoặc hộp đựng thức ăn, để nơi khô ráo, thoáng mát. Khi sử dụng, tránh để những loại thực phẩm này dính nước, để nơi ẩm ướt sẽ làm chúng bị mốc, hoặc lên men.

Các loại mứt

Các loại mứt và trái cây khô thường chứa nhiều đường nên rất dễ chảy nước, làm mất ngon và dễ bị mốc. Muốn bảo quản được lâu, cần để vào lọ đậy kín, ăn đến đâu lấy đến đó, không nên dồn những đồ ăn chưa hết vào trở lại lọ. Những thực phẩm này cũng không nên cất vào tủ lạnh vì khi bỏ ra ngoài rất dễ hút ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển.


Bỏ mứt vào lọ kín để giữ được hương vị lâu hơn

Trứng

Nếu để ở nhiệt độ thường, trứng là loại thực phẩm rất dễ bị hỏng, nhưng giữ trong tủ lạnh, bạn có thể bảo quản trứng trong thời gian khá dài. Bạn nên lau sạch vỏ trứng trước khi cho vào tủ, tránh để vỏ trứng bẩn, có thể làm lây nhiễm vi khuẩn sang các loại thực phẩm khác. Đặt trứng vào khay đựng chuyên dụng hoặc hộp riêng, tránh để trứng dập, vỡ.

Sữa

Vì sữa rất dễ hấp thụ mùi của các thực phẩm khác, vì vậy, không nên để chung sữa với các loại thực phẩm khác. Nên giữ nguyên bao bì và bọc kín sữa, hoặc bỏ vào hộp có nắp.

Pho mát

Nên bọc pho mát thật kỹ bằng túi nilon hoặc màng bọc thực phẩm chuyên dụng hoặc hộp kín đựng thực phẩm trước khi bảo quản trong tủ lạnh vì pho mát rất nhanh khô, dễ làm mất mùi vị tự nhiên của chúng.

Lạp xưởng

Thành phần của lạp xưởng chứa rất nhiều mỡ, vì vậy, không nên bảo quản chúng trong tủ lạnh để tránh việc nhiệt độ mát trong tủ lạnh sẽ khiến mỡ trong lạp xưởng đông lại, làm ảnh hưởng đến mùi vị của chúng. Bạn nên bảo quản lạp xưởng bằng cách bỏ vào hộp, để trên ngăn bếp hoặc nơi thoáng mát, sạch sẽ và khô ráo.

bq-lap-xuong-5334-1423564564.jpg

Bảo quản lạc xưởng trong tủ lạnh để tránh mỡ trong lạc xưởng bị đông

Thịt kho, cá kho

Nấu thật kỹ, khi nhấc xuống bếp cần để ở một nơi cố định, tránh lắc mạnh. Có thể cho nồi nước khác lớn hơn, mức nước cách miệng nồi thịt/cá kho khoảng 10 - 15cm để tránh nước tràn vào, đậy bằng vung đất nung. Nước trong nồi lớn sẽ bốc hơi lên vung, làm tỏa hơi mát xuống nồi thức ăn bên dưới. Như vậy sẽ bảo quản được lâu hơn.

Thực phẩm tươi sống

Thịt, cá tươi sống khi mua về cần được bảo quản ở ngăn đá để có thể giữ được lâu ngày. Cần làm sạch trước khi cho những thực phẩm này vào hộp, bịch nilon, sau đó buộc kín và cất vào ngăn đá. Khi cần chế biến món ăn nào thì lấy ra rã đông và sử dụng. Sau khi rã đông, thức ăn cần nấu hết.

Rau, củ, quả

Khi mua các loại rau, củ, quả, chúng ta nên chọn những sản phẩm còn tươi, có màu sắc tự nhiên, không dập nát, héo úa hay có mùi lạ...

Rau, củ, quả sau khi mua về, các bạn nhặt bỏ những phần bị héo úa, rửa sạch, để ráo nước và cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Chúng ta có thể bọc lại bằng giấy báo hoặc túi nilon để giữ cho thực phẩm không bị mất nước và tươi lâu hơn.

Đối với các loại rau, củ, quả như bắp cải, cải thảo, cà chua, cà rốt, khoai tây… sau khi mua về, các bạn có thể để ở nơi thoáng mát là có thể bảo quản chứ không nhất thiết phải cho vào tủ lạnh. Đối với cách này, các bạn không cần phải rửa trước mà chỉ khi nào chế biến mới cần rửa.

Tuy nhiên tốt nhất là bạn không nên tích trữ quá nhiều thực phẩm trong những ngày Tết làm thức ăn kém ngon, dễ hỏng gây lãng phí và ảnh hưởng đến sức khỏe.


Nguyễn Chắt/ VietNamNet (Tổng hợp)



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.