Ứng phó với cơn nhồi máu cơ tim

Đau thắt ngực là biểu hiện hay gặp nhất. Cảm giác đau ở sâu trong cơ thể, có thể đau nặng nề nhất mà người bệnh chưa từng cảm nhận. Bệnh nhân cảm thấy lồng ngực bị đè nặng, bóp nghẹt hay siết chặt. Vị trí đau thường ở giữa lồng ngực, sau xương ức, có thể lan tới cánh tay, ít hơn tới bụng, lưng, hàm dưới và cổ, không bao giờ lan xuống dưới rốn.

Nhồi máu cơ tim làmột sự cố sức khoẻ nguy hiểm, đe doạ đến tính mạng. Chắc chắn bạn không mongđiều đó xảy ra với mình, thậm chí còn không dám nghĩ đến.

Tuy nhiên, nếu nắm rõcác dấu hiệu của cơn nhồi máu cơ tim và biết cách xử trí bước đầu, có thể lúcnào đó bạn không những giúp ích được cho người khác, mà còn có khi cứu đượcchính mạng sống của mình.

Nhồi máu cơ tim là tìnhtrạng một hoặc nhiều nhánh mạch vành (mạch máu nuôi tim) bị tắchoàn toàn do mảng xơ vữa bị nứt, vỡ, loét hoặc do hình thànhcục máu đông, khiến một vùng cơ tim thiếu máu cục bộ liên tục vànghiêm trọng gây hoại tử cấp tính. Hậu quả đưa đến có thể là choángtim, suy tim, rối loạn nhịp tim, tử vong…

Tại các nước phát triển,nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh thường gặp nhất. Tại Việt Nam,tần suất bệnh ngày càng tăng. Đây là bệnh có tỷ lệ tử vong cao (khoảng30%), trong đó khoảng một nửa chết trước khi kịp đến bệnh viện.

Ứng phó với cơn nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là một sự cố sức khoẻ nguy hiểm, đe doạ đến tính mạng

Những dấu hiệu nhận diện

Thường xảy ra vào sángsớm, nhồi máu cơ tim có thể khởi đầu vào ban ngày hay ban đêm, tuy nhiêntần suất thường cao vào buổi sáng sớm. Khoảng 50% trường hợp không cóyếu tố dẫn đến khởi bệnh, còn lại có thể xảy ra khi gắng sức, làm việcnặng, sang chấn tinh thần, xúc động mạnh, thời tiết quá lạnh, bị bệnhnội hay ngoại khoa khác…

Đau thắt ngực là biểuhiện hay gặp nhất. Cảm giác đau ở sâu trong cơ thể, có thể đau nặng nềnhất mà người bệnh chưa từng cảm nhận. Bệnh nhân cảm thấy lồng ngực bịđè nặng, bóp nghẹt hay siết chặt. Vị trí đau thường ở giữa lồng ngực,sau xương ức, có thể lan tới cánh tay, ít hơn tới bụng, lưng, hàm dướivà cổ, không bao giờ lan xuống dưới rốn.

Lưu ý, có 15 – 20% trườnghợp nhồi máu cơ tim không có cơn đau. Tần suất này xảy ra cao ở bệnhnhân tiểu đường, phụ nữ hay người già với biểu hiện đầu tiên có thể chỉlà khó thở nhẹ hay nặng. Bên cạnh đau thắt ngực, các triệu chứng kèmtheo có thể là: cảm giác yếu, da tái, toát mồ hôi, buồn nôn, ói mửa,chóng mặt, lo lắng, lạnh chi…

Có thể xảy ra đột ngộtnhưng cũng có thể khởi đầu chậm. Nhiều người thường nghĩ mọi cơn nhồimáu cơ tim đều đến thình lình và dữ dội, người bị nạn đột ngột đau đớnôm ngực và gục ngã xuống. Thật ra, bên cạnh những trường hợp khởi phátbất ngờ và rầm rộ, có nhiều cơn nhồi máu cơ tim khởi đầu chậm, đau nhẹ,hoặc chỉ gây cảm giác khó chịu khiến người bệnh không nhận ra.

Ngay cả những người đãtừng bị nhồi máu cơ tim trước đây cũng khó nhận biết được khi gặp mộtcơn nhồi máu cơ tim khác mà tương đối thầm lặng như vậy. Do đó, phải hếtsức cảnh giác để có thể nhận ra cơn nhồi máu cơ tim tiềm ẩn trong nhữngđợt đau ngực.

Làm gì khi nghi ngờ bị nhồi máu cơ tim?

Khi bạn là nạn nhân: nếu gặpcơn đau ngực và những dấu hiệu cho thấy có khả năng bị nhồi máu cơ tim,điều quan trọng trước tiên bạn cần làm là phải cố gắng giữ bình tĩnh,tránh để rơi vào trạng thái hoảng loạn. Ngưng mọi công việc đang thựchiện, ngồi hoặc nằm xuống. Thở ôxy (nếu có nguồn cung cấp ôxy). Nếu cóthuốc, ngậm một viên nitroglycerin dưới lưỡi mỗi năm phút, uống một viênaspirin, trừ khi dị ứng với thuốc này.

Nếu triệu chứng đau ngựckhông giảm hoặc kéo dài khoảng hai phút hay lâu hơn nữa, cần gọi cấp cứu115 và những người xung quanh giúp đỡ. Nếu di chuyển bằng xe tới bệnhviện, nên nhờ người khác chở bạn, không được tự lái xe. Khi tới nơi, báocho nhân viên y tế biết rằng bạn có thể bị nhồi máu cơ tim, yêu cầu đượckhám bệnh và điều trị ngay.

Khi nạn nhân là người khác: nếu nghi ngờ ai đó hay người thân bị nhồi máu cơ tim, bạn có thể giúp đỡhọ qua các bước sau: giữ bình tĩnh, tránh để sự lo lắng của người bệnhảnh hưởng tới mình. Trấn an người bệnh vì lo lắng sẽ làm xấu hơn tìnhtrạng cơ tim thiếu máu và triệu chứng nặng hơn. Cho người bệnh thở ôxy,ngậm viên nitroglycerin, uống thuốc aspirin (nếu có). Gọi cấp cứu 115.

Nếu bạn có thể đưa ngườibệnh tới bệnh viện nhanh hơn thì nên tiến hành ngay. Trong khi chờ đượcgiúp đỡ, nới rộng cổ áo người bệnh, đặt họ ở tư thế thoải mái, thường lànằm ngửa với đầu kê cao.

Theo BS.CKI Ngô Bảo Khoa
Sài Gòn Tiếp Thị


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.