Việt Nam ghi nhận biến thể virus SARS-CoV-2 thứ 5: Chuyên gia nói gì về mức độ nguy hiểm?

Để xác định nguồn gốc của các ca nhiễm Covid-19 gần đây, Bộ Y tế đã yêu cầu Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tiến hành lấy mẫu ở những bệnh nhân mắc Covid-19 tại Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hưng Yên, Hà Tĩnh để làm xét nghiệm giải trình tự gen.

Kết quả giải trình gen của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương với 13 mẫu bệnh phẩm như sau:

- Tại Vĩnh Phúc lấy 3 mẫu của 3 bệnh nhân mắc Covid-19 là những nhân viên quán Bar Sunny, cho kết quả thuộc chủng B.1.617.2, là biến thể từ Ấn Độ.

- Tại Hà Nam lấy 6 mẫu, Hưng Yên lấy 2 mẫu, Hà Tĩnh lấy 2 mẫu (2 bệnh nhân mắc Covid-19 từ Lào sang Việt Nam qua đường bộ) đều cho kết quả thuộc chủng B.1.1.7, là biến thể từ Anh.

Như vậy, biến thể từ Ấn Độ (B.1.617.2) là biến thể thứ 5 được ghi nhận tại Việt Nam. Trước đó, Việt Nam từng ghi nhận biến thể D614G từ Châu Âu (dịch tại Đà Nẵng); biến thể B.1.1.7 từ Anh gây dịch tại Hải Dương; biến thể B.1.351 từ Nam Phi trên bệnh nhân người Nam Phi (BN1422), nhập cảnh sân bay Nội Bài từ Nam Phi ngày 19/12/2020; biến thể A.23.1 từ Rwanda, châu Phi tại Sân bay Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.

Việt Nam ghi nhận biến thể virus SARS-CoV-2 thứ 5: Chuyên gia nói gì về mức độ nguy hiểm?-1
Ảnh minh họa

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự Phòng (Bộ Y tế), đã trao đổi với chúng tôi về sự nguy hiểm của hai biến thể từ Anh và Ấn Độ mới được phát hiện trong các ca Covid-19 mới.

"Cả 2 biến thể này về độc lực đều không tăng lên nhưng khả năng lây lan sẽ nhanh hơn, khiến nhiều người mắc cùng một lúc. Nhiều người mắc Covid-19 sẽ khiến cho hệ thống y tế quá tải, thiếu máy thở, do đó, nguy cơ tử vong sẽ cao. Tại Ấn Độ hiện nay là một ví dụ, do số lượng người mắc Covid-19 cùng một lúc quá nhiều nên hệ thống y tế không thể đáp ứng và số lượng người tử vong tăng lên", PGS.TS Nguyễn Huy Nga nói.

Chuyên gia cảnh báo biến chủng Ấn Độ và Anh có tốc độ lây lan rất nhanh và không có triệu chứng. Do đã có những ca bệnh mang 2 biến chủng này ngoài cộng đồng, người dân vẫn phải thực hiện theo những khuyến cáo của Bộ Y tế phòng ngừa dịch.

- Đối với những người trong khu cách ly phải tuân thủ đầy đủ những quy định cách ly.

- Đối với người đã hoàn thành thời gian cách ly khi về nhà phải hạn chế tiếp xúc, theo dõi sức khỏe thêm 14 ngày.

Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái "bình thường mới", Bộ Y tế mong muốn và kêu gọi mỗi người dân Việt Nam cùng nhau thực hiện Chung sống an toàn với đại dịch Covid-19. Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện "Thông điệp 5K: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế" với các nội dung chính sau đây:

- Khẩu trang: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.

- Khử khuẩn : Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.

- Khoảng cách: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.

- Không tụ tập đông người.

- Khai báo y tế: thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.vn để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095 hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn.


Theo Doanh nghiệp và tiếp thị

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doanhnghieptiepthi.vn/viet-nam-ghi-nhan-bien-the-virus-sars-cov-2-thu-5-chuyen-gia-noi-gi-ve-muc-do-nguy-hiem-16121040514065310.htm

Covid-19


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.