- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
"Xui" F0 cố ăn đồ bổ, uống chanh - gừng - sả - tắc, bác sĩ dinh dưỡng thốt lên: Nếu thương đừng chỉ dẫn sai!
Việc dùng thuốc chắc chắn phải có chỉ định của bác sĩ. Người dân không thể tự ý mua kháng sinh, kháng viêm, kháng đông… theo các chỉ dẫn loạn xạ của các "bác sĩ mạng" không bằng cấp, TS.BS Đào Thị Yến Phi khuyến cáo.
Những ngày này, Đại học Y Phạm Ngọc Thạch đang ráo riết tư vấn cho bệnh nhân trong TP HCM. Xin kể một câu chuyện cho mọi người nghe trước.
Người chồng 40 tuổi, là F0 có triệu chứng và chưa thể nhập viện do quá tải. Người vợ 38 tuổi. Hai vợ chồng có một đứa con nhỏ 4 tuổi.
Khi chồng bệnh, người vợ chăm sóc chồng bằng tất cả tình yêu thương tận tuỵ: nấu nước gừng chanh sả, tất bật đi chợ mua thịt cá nấu cháo để có nhiều chất bổ dưỡng, thuyết phục dỗ dành chồng ăn, chạy đi mua thuốc vitamin hạ sốt kháng viêm, lau mát, tắm rửa, xoa bóp chân tay, nâng chồng ra ngoài ban công để tập thể dục hít thở, an ủi động viên…
Ngày nào cô ấy cũng dậy từ sớm và thức đến khuya để chăm sóc chồng.
Rồi sau một tuần, cả nhà có kết quả dương tính. Người vợ bắt đầu có triệu chứng sốt, ho, mệt… Bệnh viện thì vẫn quá tải, tức là họ vẫn phải ở nhà. Họ gọi cho bác sĩ Yên Phi để cầu cứu vì không giải được bài toán ai sẽ đi chợ nấu ăn nấu nước mua thuốc…
Những câu chuyện tương tự những ngày nay chúng tôi gặp không ít. Có những gia đình 5 người, 6 người đều là F0. Ai sẽ là người chăm sóc họ khi tất cả đều đang bệnh?
Xin mọi người hãy bình tĩnh và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Truyền thuyết "ăn thật bổ dưỡng khi nhiễm bệnh"
Trong thời gian bệnh cấp tính và chưa ổn định được các rối loạn chức năng (như phản ứng viêm, rối loạn nước điện giải, rối loạn thăng bằng kiềm toan…), thì việc nuôi dưỡng bệnh nhân ngay cả trong phòng hồi sức cũng chỉ dám truyền dung dịch glucose.
Truyền chất đạm chất béo mà không cẩn thận là bệnh nhân có khi "đi" luôn. Vì vậy, truyền thuyết nấu nướng thức ăn bổ dưỡng để tăng sức đề kháng chống bệnh khi bệnh đang bắt đầu trở nặng là lý thuyết truyền miệng và sai về mặt sinh lý.
Việc phải đi chợ, nấu ăn thật bổ, đút ăn, dỗ dành… thật ra không phải là việc giúp bệnh nhân sống sót. Có khi phản tác dụng vì hệ tiêu hoá kích thích, tiêu chảy hay nôn ói. Quan trọng nhất là cơ thể phải dành số oxy đang rất khan hiếm cho việc tiêu hoá chất đạm chất béo hay hấp thu và chuyển hoá mấy chất đó nên sẽ mệt thêm.
Truyền thuyết chanh gừng sả và uống đủ mọi loại thuốc "dự phòng" theo "hàng xóm của cháu tôi"
Việc dùng thuốc chắc chắn phải có chỉ định của bác sĩ. Người dân không thể tự ý mua kháng sinh, kháng viêm, kháng đông… theo các chỉ dẫn loạn xạ của các "bác sĩ mạng" không bằng cấp, không trách nhiệm live stream hết khuyên cái này rồi khuyên cái nọ.. .về uống vô là tin tưởng hết bệnh COVID.
Mọi loại thuốc đều có tác dụng phụ, ngay cả Paracetamol hạ sốt cũng sẽ gây hại cho gan, nên uống bao nhiêu, bao lâu mới uống lại… đều phải nằm trong ngưỡng an toàn. Dùng đúng vẫn chưa chắc sống sót được với COVID (vì những thuốc này là trị triệu chứng chứ không phải trị COVID), còn dùng sai thì có khi không sống sót được với tác dụng phụ của thuốc.
Vì vậy, phải có BS tư vấn cho dùng thuốc trong trường hợp cụ thể ngay lúc đó, không được uống theo các toa thuốc lưu truyền trên mạng.
Nước chanh-gừng-sả-tắc… chủ yếu là giúp tăng thông thoáng đường hô hấp, nhưng nếu uống với liều cao và trên những cơ địa nhạy cảm, có khi còn làm tăng nguy cơ kích thích đường ruột, thần kinh thực vật, gan thận… Điều quan trọng nhất là các loại nước này cũng không làm tăng khả năng sống sót với bệnh COVID.
Các triệu chứng đau nhức, mệt mỏi, mất khứu giác vị giác, ăn nhiều một chút là nôn ra, nóng bức, đổ mồ hôi nhiều (do thuốc hạ sốt)… là chuyện thường gặp nhất và kéo dài, nhưng lại không đe doạ khả năng sống sót của người bệnh. Lúc đó nếu người bệnh lăn lộn, vật vã, kêu khóc, lo lắng, hoang mang… thì nguy cơ sẽ cao hơn, vì oxy khan hiếm trong cơ thể lại bị lôi ra dùng cho những chuyện không duy trì sự sống sót như thế.
Cần bình tĩnh, không đọc tin tiêu cực, không hoảng loạn
Khi mắc bệnh và chưa được đi bệnh viện điều trị, nhất lại là nghe các tin tức xấu như có người chết ở ngay gần nhà, người bệnh sẽ càng thêm lo lắng, thậm chí hoảng loạn và diễn tiến sức khỏe xấu đi.
Vậy nên rất mong các F0 trước nhất không nên xem và bàn luận những tin tức gây lo lắng. Đừng hoảng loạn, cố gắng tự mình chịu đựng các triệu chứng khó chịu nhưng ít nguy cơ, tập trung vào việc thở để cung cấp oxy và tiết kiệm oxy nhiều nhất cho việc chống bệnh bằng cách nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Hãy bình tĩnh và lạc quan, đừng vật vã, khóc lóc kể lể.
Về ăn uống, lúc này chỉ cần húp cháo loãng, uống nước ấm nhiều lần trong ngày, thêm một viên vitamin đa sinh tố là đủ. Các tế bào sẽ sống sót với ít oxy, ít glucose, và đủ nước. Sống sót rồi sẽ xây dựng lại cơ thể sau, nhé.
Các F1 xin lưu ý: Khi người thân mắc bệnh, mình chăm sóc người bệnh bằng lòng yêu thương, ai cũng hiểu và trân trọng điều đó. Nhưng trên hết, luôn cần ý thức tránh để bản thân mình bị lây bệnh, vì trong tình huống hỗn loạn hiện nay thì mình còn là chỗ dựa cho những người khác nữa (như con cái nhỏ, cha mẹ già…).
Nếu người chăm sóc mà kiệt sức hoặc mắc bệnh, lúc đó bài toán chăm sóc người bệnh tại nhà sẽ nan giải lắm.
Với những người không liên quan: Hãy để các bác sĩ làm công việc của mình. Bình thường, khuyên bảo, chỉ dẫn thực hành sức khỏe có sai chút, lỡ gây hậu quả gì còn có thể đem vô nhà thương cậy BS chữa sai. Nhưng thời gian này, BS cũng thiếu mà nhà thương cũng thiếu, mọi người đều rất quá tải. Những chỉ dẫn sai của các anh chị sẽ ảnh hưởng đến sự sống sót của bệnh nhân, tội nghiệp họ và gia đình họ.
Với các BS: nếu thương thì chỉ nên hướng dẫn cái gì mà các F làm được dễ dàng trong thời điểm lộn xộn này. Phân biệt rõ điều gì làm để tốt nhất hay tốt hơn và điều gì làm để sống sót.
Đừng để các F lo sợ vì không thể làm hết những gì mà BS hướng dẫn. Có khi họ không thể làm được thật, nhưng điều đó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến sống sót của họ (ví dụ chuyện đi chợ mua thực phẩm nhiều chất bổ dưỡng về nấu cháo so với chuyện nấu nhanh nhanh nồi cháo loãng để đó húp nhiều lần, dành toàn bộ thời gian và sức lực để mà thở trong những ngày F0 trở nặng chẳng hạn).
Mọi người ráng cùng nhau nha, chỉ cần sống sót thì rồi hoa sẽ nở.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Sức khỏe1 giờ trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe1 giờ trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe3 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe4 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe14 giờ trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe14 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe15 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe21 giờ trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCá là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn cá cùng một số loại thực phẩm "đại kỵ" có thể gây ra những phản ứng hóa học bất lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcOmega-3 là một trong những chất có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng bổ sung quá liều lượng cho phép sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới cơ thể.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười đàn ông đi cấp cứu trong tình trạng tê bì chân tay, ngất, mất kiểm soát đại tiểu tiện sau khi dùng củ ấu tàu để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh xương khớp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu từ Úc cho thấy thói quen nhâm nhi một món ăn vặt phổ biến có thể giúp người cao tuổi có thêm 3,9 năm sống khỏe mạnh.