"Yêu" thế nào để không hại thai nhi?

Mẹ bầu có thể gần gũi chồng vào bất cứ thời điểm nào trong suốt thai kỳ nếu như không có nguy cơ về sản khoa hoặc chỉ định bất thường từ bác sĩ.

Thời kỳ đầu mang thai, chị em có thể thực hiện mọi tư thế quan hệ mà bạn thích nhưng khi bụng bầu nhô lên, mẹ có thể nhận thấy một vài tư thế quan hệ không còn phù hợp với mình.

Đối với thai phụ từ 24 tuần trở lên thì không nên chọn tư thế nằm ngửa, dù chỉ trong thời gian ngắn. Bạn nên tránh tư thế truyền thống này và áp dụng nhiều tư thế khác có thể sẽ hấp dẫn hơn. Một 'bật mí' nữa cho chị em là bạn có thể áp dụng những tư thế này trong thời gian sau khi sinh nữa đấy.

Dưới đây là một số tư thế "yêu" thích hợp và an toàn cho phụ nữ trong thời gian mang thai. Cùng Eva tìm hiểu đó là những tư thế nào mẹ nhé!

Tư thế ngồi

Đây là tư thế được áp dụng nhiều nhất khi mẹ mang thai ở giữa và cuối thai kỳ. Tư thế này không đòi hỏi chị em phải chuyển động quá nhiều, bụng bầu không phải chịu áp lực nhưng vẫn đem lại sự thoải mái cho cả hai vợ chồng.

Ở tư thế này, người chồng có thể ngồi ngay tại giường, cạnh giường hoặc trên một chiếc ghế có độ cao vừa tầm với chiều cao của vợ. Người vợ ngồi trên lòng chồng, mặt có thể đối diện với chồng nếu bụng bầu nhỏ hoặc quay mặt cùng chiều.

Với tư thế này, chồng bạn có thể tự do dùng tay massage cho vợ. Đồng thời, vì phạm vi di chuyển của người chồng bị giới hạn nên bạn sẽ chủ động kiểm soát được mức độ “cuộc yêu”.

Tư thế vợ trên, chồng dưới

Đây là tư thế phi truyền thống nhưng nó thường được nhiều mẹ bầu bước sang tam cá nguyệt thứ 3 sử dụng vì nó giúp chị em có được tâm thế thoải mái nhất khi “hành sự”.

Tư thế này rất phù hợp với chị em có bụng bầu lớn. Nó không tạo ra áp lực vào vùng bụng và ngực của mẹ. Đồng thời, bạn cũng là người chủ động kiểm soát cuộc yêu và điều khiển sự nhịp nhàng giữa hai người.

Với tư thế vợ trên, chồng dưới cũng giúp cặp đôi thêm gần gũi và trao nhau nhiều cử chỉ âu yếm như người chồng có thể dùng miệng để kích thích bầu ngực của vợ, không chỉ vậy bàn tay anh ấy vẫn tiếp tục di chuyển vuốt ve lưng, mông cho người bạn đời. Bạn cũng nhớ rằng, bạn đang là người chiếm thế thượng phong nên hãy chủ động tạo ra những giây phút ân ái tuyệt nhất bên anh ấy.

"Yêu" thế nào để không hại thai nhi? - 1

Mẹ bầu nên chọn những tư thế "yêu" thoái mái nhất. (ảnh minh họa)

Tư thế quỳ

Đây là một trong nhiều tư thế giao hợp được đánh giá rất có lợi cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là khi bạn thấy không thoải mái khi phải nằm ngửa hoặc không muốn quá tích cực trong chuyện chăn gối.

Khi yêu trong tư thế quỳ, người chồng sẽ tiến vào từ phía sau và chủ động trong suốt cuộc yêu của hai người.

Tư thế này có thể áp dụng khi chồng bạn là người biết lắng nghe và cảm nhận được cơ thể, tình cảm của người vợ để nhịp độ quan hệ được điều chỉnh phù hợp. Nếu bạn quá mệt mỏi hoặc chưa sẵn sàng thì tốt hơn hết hãy nói với chồng để anh ấy thông cảm và chia sẻ cùng vợ.

Tư thế nằm nghiêng

Bài liên quan: 

Thai nhi hai đầu, mẹ vẫn quyết giữ con

12 kiểu ngôi thai khiến bác sĩ ‘đau đầu’

5 lý do tôi ‘sướng rên’ vì mang bầu

Cận cảnh thụ tinh ống nghiệm ở Trung Quốc

Tư thế này còn có những tên gọi biến thể như “úp thìa”, “cái muỗng”. Với tư thế này, cả hai vợ chồng bạn sẽ cùng nằm nghiêng và xếp người gần nhau. Người chồng sẽ nhẹ nhàng tiến vào từ sau. Đây là tư thế quan hệ rất nhẹ nhàng, tạo cảm giác dễ chịu khi cả người có nhiều thời gian để hôn và vuốt ve nhau.

Tư thế này cũng đặc biệt thích hợp với những chị em sau sinh, nhất là sinh mổ khi quay lại với việc “yêu”.

Lời khuyên dành cho “ông xã” có vợ mang bầu:

Nên làm:

- Trong quá trình giao hợp, cần nhẹ nhàng, từ tốn.

- Cần dịu dàng, ân cần và thấu hiểu trạng thái tâm lý của vợ. Vợ có đang mệt mỏi, khó chịu ở đâu không? Vợ có thực sự sẵn sàng cho cuộc yêu không?

- Dùng gối êm để lót cho tư thế thật thoái mái.

- Thực hiện nhiều cách để vuốt ve, kích thích để vợ có khoái cảm trước khi giao hợp thực sự.

- Đừng ngại những thử nghiệm mới.

Không nên:

- Lưu ý tránh đè lên bụng và ngực vợ.

- Ép vợ phải quan hệ khi cô ấy không muốn làm điều đó.

- Muốn vợ phải đạt cực khoái đồng thời với mình.

Cảnh báo an toàn cho mẹ bầu

- Nên dừng quan hệ khi mang thai trong tháng cuối thai kỳ, đặc biệt là khi bạn mang thai đôi.

- Bất cứ khi nào nhận thấy có dấu hiệu của việc xuất huyết âm đạo.

- Nếu bạn có tiền sử chuyển dạ sớm, hoặc có dấu hiệu chuyển dạ sớm thì 12 tuần cuối của thai kỳ nên ngừng quan hệ vợ chồng.

Theo Khám phá



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.