Chị dâu giàu mà chỉ cho mẹ 300 nghìn đi viện, tôi đem trả thì sững sờ với thứ rớt ra khỏi phong bì

Ngớ người khi thấy số tiền này, tôi hỏi chị dâu có đưa nhầm phong bì cho mẹ không? Chị lắc đầu rồi giấu vội phong bì đó dưới giường của mẹ đi về.

Phụ nữ lấy chồng, ai cũng ngại cảnh sống chung với bố mẹ chồng nhiều vấn đề. Vậy mà tôi chẳng thoát khỏi cảnh này, tôi làm dâu, ở chung với bố mẹ chồng đã hơn 7 năm rồi. Ngược lại chị dâu tôi thì khác, anh chị cưới sau tôi 4 năm nhưng về cái hai anh chị đã mua nhà ra ở riêng, chẳng phải chung đụng với ai thứ gì cả. Một phần vì anh trai tôi làm ra tiền, dư giả về kinh tế, tính anh cũng không hợp với bố mẹ nên ở riêng luôn.

Tuy ở riêng rồi nhưng mẹ tôi vẫn quan tâm anh chị từng tý một. Có cháu nội, mẹ ngày nào cũng qua chăm, bế cháu đỡ anh chị rồi tối lại lủi thủi đạp xe về nhà. Nhiều khi nhìn mẹ tất bật tôi cũng thương, trách anh chị làm khổ mẹ. Bà già rồi, lại hay ốm mà cứ bắt mẹ chạy đi chạy lại tội bà ra. Chị dâu cười trừ bảo rút kinh nghiệm, còn anh trai thì gắt gỏng với tôi: "Mẹ tự sang ai bắt, bà giúp cháu nội chứ giúp ai đâu mà sợ thiệt!"

Chị dâu giàu mà chỉ cho mẹ 300 nghìn đi viện, tôi đem trả thì sững sờ với thứ rớt ra khỏi phong bì-1

Anh chị giàu có như thế, nhưng chẳng mấy khi tôi thấy họ cho bố mẹ thứ gì. Đến tôi làm em gái, kinh tế còn khó khăn anh cũng chẳng đỡ đần cái gì cả. Hai đứa cháu đẻ, anh cho được mỗi đứa 500 nghìn chứ chẳng nhiều nhặn gì. Nhà tôi ai cũng thoáng mà chẳng hiểu sao anh trai kẹt, chi ly tính toán từng đồng và hay gắt gỏng đến thế. Chị dâu lại nghe chồng, anh nói sao chị nghe vậy.

Rồi mẹ ốm, bà phải vào viện điều trị hơn tháng trời. Tôi và chị Hường - chị dâu không phải chăm vì bố lo cho mẹ hết rồi. Có chăng 2 chị em tôi thi thoảng mới vào thăm mẹ một lúc rồi về, bận con cái, công việc cũng chẳng ở lại được. Mẹ đi viện, vợ chồng tôi không có chỉ cho bà được 3 triệu thêm vào viện phí ăn tiêu. Tôi có thì chẳng tiếc mẹ thứ gì, bố mẹ cho con cái nhiều chứ các con cho được bố mẹ bao nhiêu.

Vợ chồng tôi khó khăn cho ít thì đã đành. Đằng này, anh chị thấy mẹ ốm mà chị dâu cho mẹ được 300 nghìn, lại còn nhét vào phong bì như người ngoài đến chơi. Tôi cười khẩy, cho rằng chị kẹt xỉ, không biết điều, chỉ biết nhận của bố mẹ thôi. Lúc ốm đau mới biết lòng dạ con dâu thế nào. Mẹ tôi dễ tính chẳng có vấn đề gì, nhưng tôi thì khác. Bực chị, tôi giật lại chiếc phong bì mẹ cầm rồi đưa trả chị dâu. 300 nghìn của chị đâu có to, đâu thể chối được trách nhiệm của nàng dâu.

Chị dâu giàu mà chỉ cho mẹ 300 nghìn đi viện, tôi đem trả thì sững sờ với thứ rớt ra khỏi phong bì-2

Chiếc phong bì rơi xuống đất, những đồng tiền trong đó cũng rơi ra. Không phải tờ 50 hay 100 nghìn rơi ra mà là một xấp tiền 500 nghìn rơi ra. Nhặt lên đếm, tôi thấy trong đó cũng 10 triệu chứ chẳng ít. Ngớ người khi thấy số tiền này, tôi hỏi chị dâu có đưa nhầm phong bì cho mẹ không? Chị lắc đầu rồi giấu vội phong bì đó dưới giường của mẹ đi về.

Mẹ nhìn theo chị thở dài, trách tôi hành động không suy nghĩ. Mẹ nói chị tốt, thương mẹ lắm không như những gì tôi nghĩ đâu. Vì anh trai tôi kẹt sỉ, chi li tính toán từng đồng với cả người nhà. Anh bảo bố mẹ vẫn có tiền lương hữu, tiết kiệm không phải cho nhiều vì sợ mẹ tính thoáng cho người này người kia hết. Mọi lần chị vẫn giấu chồng cho tiền mẹ chồng, lần này cũng vậy. Sợ anh biết nên chị phải nói dối cho 300 nghìn thôi.

Thở dài trước những gì mẹ tâm sự, tôi vừa thấy có lỗi với chị dâu vừa giận anh trai mình. Anh giàu, kẹt với người ngoài còn hiểu được đằng này lại kẹt với cả người thân của mình nữa. Bố mẹ chứ có phải ai xa lạ đâu mà anh tính toán thế. Nếu chị dâu cũng kẹt, so đo từng đồng một như anh thì liệu bố mẹ tôi sẽ buồn vì cách hành xử của các con thế nào. Bố mẹ nuôi ăn học vất vả bao năm không kể một câu, vậy mà anh cho vài đồng cũng tiếc rồi sợ này sợ kia. 

(thuquynh...@gmail.com)

Theo Vietnamnet


Tâm Sự Đêm Khuya

chị dâu em chồng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.