Đưa hết lương cho vợ giữ nhưng lúc em trai ốm mượn tiền điều trị vợ lại ú ớ trao cho tôi 2 tờ giấy bạc tỷ này

Vợ cứ im lặng rồi khóc, miệng liên tục xin lỗi khiến tôi càng bực, cau có hơn.

Ở tuổi 35 tôi gần như ổn định về sự nghiệp, gia đình, tôi có 1 vợ và 2 đứa con đang học cấp 1. Hiện tại tôi đang làm giám đốc nhân sự cho công ty may mặc. Vợ tôi thì làm kế toán, lương tuy không cao nhưng có thời gian chăm sóc con cái nên cũng tốt. Ngay từ khi lấy vợ tôi đã vui vẻ đưa hết lương cho vợ giữ, tháng nào cũng chỉ xin 2 triệu để đi uống nước, giao lưu với bạn bè.

Vợ tôi hiền lắm, em xuề xoà, không bắt ép tôi bất cứ điều gì. Nhờ lấy được vợ biết điều nên cuộc hôn nhân 7 năm qua của chúng tôi khá êm đềm, ít sóng gió. Vợ chồng tôi đã xây được căn nhà 3 tầng như dự định, bây giờ chỉ cố mua cái xe ô tô nữa là xong, nhưng chuyện xe cộ tôi không cần thiết lắm. Vì cái quan trọng là phải dành dụm tiền nuôi con.

Đưa hết lương cho vợ giữ nhưng lúc em trai ốm mượn tiền điều trị vợ lại ú ớ trao cho tôi 2 tờ giấy bạc tỷ này-1(Ảnh minh họa)

Số tiền tiết kiệm được tôi cứ để đấy, xem thời gian nữa vợ có muốn kinh doanh thay vì đi làm văn phòng gò bó, tôi sẽ mở quán cafe cho cô ấy. Chứ nhìn vợ lắm hôm đi làm về đau đầu, mệt mỏi tôi cũng thương lắm. Với tôi, tôi luôn đặt niềm vui của vợ con lên trên sở thích của mình.

Dự tính là thế, vậy mà đùng cái tôi nhận được điện thoại ở quê. Là mẹ tôi gọi lên, bà run rẩy nói không ra tiếng trong điện thoại. Đại loại là thằng Hưng - em trai tôi thứ 5 tuần trước đau bụng đi viện khám, bác sĩ báo nó bị ung thư dạ dày. Để bệnh tình của Hưng không tiến triển nhanh cần điều trị sớm, mà điều trị ung thư chi phí đâu có rẻ. Hơn nữa, nó chưa lập gia đình, đi làm công nhân lương thấp, bố mẹ ở quê chỉ tích cóp được mấy đồng.

Hiểu ý mẹ nói, tôi nhận lo cho em trai vì nhà chẳng có ai ngoài hai anh em cả. Nhưng thay vì nói thật với vợ, tôi nói với cô ấy rằng chú Hưng có việc cần vay 200 triệu, sau này chú ấy trả. Nói vậy thôi chứ cô ấy chẳng ý kiến gì đâu. Vợ tôi quý chú Hưng, coi nó như em ruột vậy. Bệnh tật thì phải nương tựa vào người thân những lúc như thế này chứ.

Đưa hết lương cho vợ giữ nhưng lúc em trai ốm mượn tiền điều trị vợ lại ú ớ trao cho tôi 2 tờ giấy bạc tỷ này-2(Ảnh minh họa)

Vậy mà vừa nói chuyện với vợ, cô ấy đã tái mặt, người run lên rồi đưa cho tôi 2 tờ giấy nói xin lỗi. Không hiểu vợ có ý gì, tôi mở ra xem thì chết sững đó là 2 tờ giấy cho vay nặng lãi lên đến tiền tỷ. Người cho vay là vợ tôi, nhưng hạn trả đã quá 3 tháng nay rồi. Cô ấy khóc lóc giải thích rằng nghe bạn bè xúi giục, cho vay lãi ngày để làm giàu nhanh nên đã đem sạch 700 triệu tích góp và vay thêm nhà ngoại để làm ăn. Ai ngờ con nợ bùng, chạy biệt tích.

Mất cả gốc lẫn lãi, lại thêm khoản nợ 300 triệu nhà vợ khiến tôi giận dữ, bực vợ vô cùng. Tôi nói như tát nước vào mặt vợ, rằng không có tiền điều trị thằng Hưng sẽ ra sao đây? Cô ấy chẳng làm được tích sự gì, đã ăn bám chồng lại còn phá hoại. Bây giờ nhà ngoại cũng đòi, thằng Hưng cũng cần tiền thì chỉ có nước bán nhà mà trả nợ thôi. Vợ cứ im lặng rồi khóc, xin lỗi tôi khiến tôi càng bực, cau có hơn.

Sáng hôm sau tỉnh dậy, 3 bố con tôi choáng váng khi thấy vợ đã chuẩn bị bữa sáng tươm tất kèm lời nhắn: "Em không còn mặt mũi nào ở đây nữa. Anh chăm các con giúp em nhé". Cô ấy đã thu dọn đồ đạc rời đi, không về ngoại cũng chẳng tới nhà người quen. Vậy vợ tôi đi đâu? Cô ấy hành xử như vậy khiến tôi càng điên hơn. Vợ bỏ đi nhàn thân, để lại cho tôi đống nợ với 2 đứa nhỏ. Tôi phải làm gì đây?

(Xin giấu tên)

Theo Vietnamnet


vay nặng lãi


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.