Mừng cưới em họ 200 nghìn, vợ 'bôi gio trát chấu' vào mặt tôi

Đám cưới của em họ tôi đã kết thúc từ mấy hôm trước. Thế nhưng cứ nghĩ đến khoản tiền mừng cưới đứa em họ, tôi lại cảm thấy vô cùng bức xúc.

Đám cưới của em họ tôi đã kết thúc từ mấy hôm trước. Thế nhưng cứ nghĩ đến khoản tiền mừng cưới đứa em họ, tôi lại cảm thấy vô cùng bức xúc.

Tôi vốn không phải là người đòi hỏi quá cao hay khắt khe với vợ. Tôi cũng không phải là một người đàn ông vũ phu. Thế nhưng đến nay, sau 1 năm cưới vợ, tôi mới nhận ra rằng chính vợ mình mới là một người keo kiệt, khó ưa. 

Quen nhau được 5 tháng thì vợ tôi có thai nên chúng tôi quyết định làm đám cưới. Sau hôn lễ, hai vợ chồng tôi thuê một căn nhà ở ngoại thành để sinh sống.

Sau khi sinh con xong vợ tôi chỉ đi bán hàng cho một siêu thị nhỏ cạnh nhà. Lúc đó, tôi đang làm nhân viên kinh doanh cho một công ty sữa. Thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng  được hơn 10 triệu.

cố cưới, phong bì, 200 nghìn
Ảnh minh họa

Gia đình tôi ở quê không mấy khá giả. Bố mẹ tôi là nông dân. Là con cả đáng lẽ tôi phải có trách nhiệm chu cấp cho gia đình nhưng bố mẹ thương con cháu nên chẳng bao giờ cầm một đồng nào của vợ chồng tôi.

Cách đây 1 tuần, mẹ tôi gọi điện thoại lên thông báo người em họ con nhà chú cưới vợ nên hai vợ chồng phải tranh thủ về tham dự đám cưới. Nghe mẹ nói xong, tôi vô cùng háo hức, vui mừng.

Ấy vậy mà vợ tôi sau khi nghe chuyện lại tỏ ra buồn bã. Cô ấy nói rằng đám cưới này cô ấy không về tham dự được. Sau đó, cô ấy đưa cho tôi một phong bì gọi là để mừng cưới em họ.

Thế là ít ngày sau, một mình tôi khăn gói về quê tham dự đám cưới. Tiệc cưới diễn ra khá vui vẻ, trang trọng.

Sau màn rước dâu, tôi hăm hở dúi ngay chiếc phong bì cưới vào tay em họ rồi chào mọi người lên Thủ đô để kịp làm việc ngày hôm sau.

Cứ tưởng mọi việc êm xuôi, vậy mà tối qua, mẹ tôi vội vã gọi điện thoại trách móc tôi. Bà nói rằng chúng tôi "bôi gio trát trấu" vào mặt ông bà khi chỉ mừng cưới em có 200 nghìn. Bà còn trách: "Nếu hai con không có tiền thì phải bảo bố mẹ lo, tại sao lại chỉ mừng thế để cả họ cười chê". Vừa nói dứt câu, mẹ tôi liền dập máy.

Tôi hốt hoảng, không tin nổi chuyện mẹ vừa nói. Tôi quay sang trách vợ tại sao lại mừng em họ ít như vậy bởi dù gì cũng là anh em, nên quan tâm, chăm chút một tí. Mừng phong bì cưới như vậy chỉ bằng người ngoài. Vậy mà nghe xong, cô ấy liền hậm hực.

Cô ấy gắt gỏng: "Anh muốn mừng cưới nhiều thì đi kiếm thêm tiền mà mừng. Nhà đã đi thuê, tiền thì không có một cắc lại còn sĩ diện. Hơn nữa tiền mừng chỉ là một phép lịch sự. Ở quê người ta mừng như thế là nhiều rồi. Không ngờ anh và bố mẹ, dòng họ lại nặng nề chuyện tiền nong như vậy". 

Nghe cô ấy nói xong, tôi vội cho cô ấy một cái tát vì tội cãi chồng. Cô ta uất ức ôm mặt bỏ vào giường nằm khóc.

Đến hôm nay hai vợ chồng tôi vẫn chiến tranh lạnh. Cô ta lấy cớ mặt sưng vì bị chồng đánh nên không chịu đi làm. Về phía tôi, càng nghĩ  tôi càng chán. Cứ nghĩ đến chuyện vợ bỏ phong bì mừng cưới 200 nghìn là tôi lại xấu hổ với em họ, với bố mẹ và chỉ muốn ly hôn vợ ngay tức khắc. 

Lần sau về quê tôi không biết phải lấy gì che mặt nữa. Ngẫm nghĩ lại bao năm nay, mình chấp nhận cuộc sống bon chen nơi đô thị để bố mẹ mở mày mở mặt, vậy mà...

Theo VietNamNet


tâm sự gia đình

câu chuyện mùa cưới

chuyện vợ chồng


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.