Tôi có nên chấp nhận lời đề nghị hết sức vớ vẩn của vợ sếp?

Tôi cũng biết nếu làm như thế tôi sẽ phá vỡ hạnh phúc một gia đình, nhưng đó quả thật là một lời đề nghị hấp dẫn từ vợ sếp.

Tôi cũng biết nếu làm như thế tôi sẽ phá vỡ hạnh phúc một gia đình, nhưng đó quả thật là một lời đề nghị hấp dẫn từ vợ sếp.

Hiện tại tôi đang làm việc cho một công ty may mặc. Với mức lương kha khá, tôi có thể lo cho bản thân và gửi một chút cho bố mẹ. Chưa chồng con gì nên mọi chi tiêu của tôi cũng không đến mức nào.

Cơ quan tôi rất đoàn kết, mọi người luôn xem nhau như một gia đình. Tôi cũng thấy mình may mắn vì không phải làm trong môi trường kèn cựa nhau để phát triển. Ngược lại, ngày mới chân ướt chân ráo đi làm tôi đã được đồng nghiệp nâng đỡ và chỉ bảo rất nhiều.

Trong cơ quan tôi làm thư ký cho anh Trung – giám đốc của chúng tôi. Anh đã có vợ và 2 bé gái rất xinh và ngoan. Làm việc và tiếp xúc với anh, tôi biết anh là một người tốt. Trong công việc hay ở ngoài tôi đều rất tôn trọng anh. Duy chỉ có chuyện bên lề thì tôi thấy có lẽ gia đình anh không hạnh phúc. Qua các lần liên hoan với cơ quan tôi thấy vợ sếp luôn ra vẻ kênh kiệu, trịch thượng. Ngay cả với chồng chị ta cũng yêu sách lắm.

Tôi có nên chấp nhận lời đề nghị trơ trẽn của vợ sếp? - Ảnh 1.

Làm việc và tiếp xúc với sếp, tôi biết anh là một người tốt. (Ảnh minh họa)

Dạo này trong cơ quan tôi hay đồn thổi về gia đình sếp, cụ thể là họ nói vợ anh ngoại tình và đang muốn ly dị. Tôi vốn không phải người nhiều chuyện hơn nữa là thư ký của anh lâu nay, tôi biết anh không thích chúng tôi tò mò về đời tư của anh. Có điều thời gian gần đây tôi thấy anh hút thuốc và hay thở dài.

Nửa cuối năm nay, bố tôi đang khoẻ mạnh thì phát hiện bị ung thư. Và tôi phải gồng gánh cùng bố mẹ. Mẹ tôi làm nhân viên ở trạm y tế nên lương bổng chẳng được bao nhiêu. Tiền viện phí, tiền ăn uống khi bố tôi đổ bệnh một tay tôi chịu. Lâu nay đi làm tôi để dành được bao nhiêu đều đã dùng gần hết.

Tiền không còn nhưng tôi cũng nghĩ sẽ cố gắng vay mượn chứ nhìn bố tôi thương bố lắm. Không có thuốc vào là ông lại đau nhức khắp người, có đêm đau quá ông không ngủ được. Nhìn bố đau đớn tôi phải tự nhủ sẽ cố hết sức để vay mượn và xoay tiền lo cho bố.

Cách đây hai hôm khi tôi đang trong viện thì thấy vợ sếp đứng ngoài cửa phòng bệnh viện. Lúc ra ngoài nói chuyện tôi cũng nghi ngờ hành động của chị ta. Chúng tôi không thân thiết đến mức chị ta đến viện thăm bố tôi như vậy.

Tôi có nên chấp nhận lời đề nghị trơ trẽn của vợ sếp? - Ảnh 2.

Thật sự đó là một lời đề nghị quá trơ trẽn. (Ảnh minh họa)

Nói chuyện được một lúc thì chị ta nhờ tôi giúp chị ta làm một chuyện. Chị ta hứa sẽ cho tôi đủ số tiền lo viện phí cho bố và dùng mối quan hệ để bố tôi được bác sĩ chăm sóc tận tình hơn với điều kiện tôi phải khiến chồng chị ta ngoại tình với tôi để có thể ly hôn. Chị ta thanh minh là gia đình không hạnh phúc, chị yêu một người khác nhưng chồng thì nhất quyết không ly hôn vì muốn nghĩ cho 2 đứa con. Trước khi đi chị ta dúi vào tay tôi một cọc tiền 500 nghìn và số điện thoại của chị ta.

Thật sự đó là một lời đề nghị quá trơ trẽn. Tôi cũng biết nếu làm như thế tôi sẽ phá vỡ hạnh phúc một gia đình, cũng biết là anh Trung không đáng bị lừa như thế. Tôi rất tôn trọng anh Trung và không muốn trở thành kẻ đồng loã với vợ của anh. Nhưng bây giờ tôi không còn sự lựa chọn nào khác. Tiền cho bố chữa bệnh chẳng còn là bao, vay mượn được chỗ nào tôi cũng vay mượn rồi.

Có lúc tôi lại nghĩ dù sao họ cũng không hạnh phúc, nếu thế thì chẳng thể trách tôi nếu tôi xen vào được. Nhưng lương tâm của tôi thì lại cắn rứt, tôi có nên vì bố mà nhận lời đề nghị này không?


vợ sếp


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.