Bí ẩn không ngờ về bài hát nghe xong là muốn tự tử

Truyền thuyết kể lại rằng, bất kỳ ai nghe xong bài hát kỳ lạ này đều muốn tự tử, chính điều đó khiến bài hát nổi tiếng trên thế giới.

Truyền thuyết kể lại rằng, bất kỳ ai nghe xong bài hát kỳ lạ này đều muốn tự tử, chính điều đó khiến bài hát nổi tiếng trên thế giới.

Tại Vienne, một cô gái trẻ tuổi teen đã gieo mình xuống sông tự tử, tay vẫn nắm chặt mảnh giấy xé ra từ một bản nhạc. Tại Budapest, một nhân viên bán hàng tự tử, để lại một ghi chú trích dẫn lời một bài hát. Tại London, một người phụ chết trong lúc đang nghe một bản nhạc.

Cả ba trường hợp trên, đều nghe chung một bài hát lúc chết. Đó là ca khúc tử vong khét tiếng “Gloomy Sunday”, hay còn được gọi là “khúc hát tự tử Hungary”. Bài hát còn có liên quan đến hàng trăm vụ tự tử khác, trong đó có cả nhạc sĩ đã sáng tác ra ca khúc này.

Đó chỉ là truyền thuyết được lưu truyền lại. Nhưng có một sự thật là nhà soạn nhạc Rezso Seress - tác giả bài Gloomy Sunday đã tự tử.
 

Những vụ tự tử liên quan đến bài hát Glommy Sunday khiến nhiều người ghê sợ.

Bài hát Glommy Sunday được viết năm 1933, khi Seress 34 tuổi. Theo những gì ghi chép lại, khi đó Secress mới bị bạn gái bỏ. Quá chán nản, anh đã viết lên bài hát sầu thảm nhất trong đời mình. Hiện vẫn có nhiều tranh cãi về vấn đề lời của bài hát. Có tài liệu cho rằng Seress viết nhạc và lời trong khi đó, nhiều ý kiến cho biết Seress chỉ viết nhạc dựa trên lời thơ của người Laszlo Javor.

Nhưng dù là ai viết thì bài hát “Szomoru Vasrnap” (tên ban đầu) cũng không tạo được chú ý. Nhưng chỉ hai năm sau đó, những vụ tự tử liên tiếp xảy ra có liên quan đến bài hát này khiến nhiều người phải giật mình. Nhiều nơi đã ra lệnh cấm phát bài hát trên để ngăn chặn những vụ tự tử không đáng có. Thực tế, thời điểm đó, Hungary là một trong những quốc gia có tỷ lệ tự tử cao nhất thế giới nên cũng có đánh giá cho rằng đây chỉ là trùng hợp.
 

Bài Glommy Sunday phiên bản gốc do Seress sáng tác.

Năm 1968, chính Seress tự tử và có thể vì nó liên quan đến bài hát nguy hiểm này. Bài hát tiếp tục được hát bằng nhiều ngôn ngữ và có một số báo cáo về những vụ tự tử tại Pháp, Anh,… cũng khiến nhiều người hoài nghi.

Trong những năm 40 của thế kỷ 20, Anh quyết định cấm phát bài hát “Glommy Sunday” trên các phương tiện truyền thông. Ngay cả đài BBC cũng không muốn phát bài hát trên sóng của mình chỉ bởi vì ngôn từ quá khó chịu.

Nhưng trong những năm trở lại đây, bản nhạc không còn bị cấm, âm thanh của “Glommy Sunday” vang lên ở khắp nơi nhưng lại chẳng có vụ tự tử nào có liên quan đến nó nữa? Phải chăng lời nguyên của “Glommy Sunday” đã được “hóa giải”?
 
 
Theo Vân Anh
aFamily.vn/Trí thức trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.