Đu người trên cáp treo nguy hiểm để vượt sông tại Nepal

Vài người ngồi trên lồng gỗ xiêu vẹo, bám chặt vào sợi dây kim loại là cách di chuyển nguy hiểm mà người dân của hai làng ở Nepal lựa chọn để qua sông trong nhiều năm qua.

Vài người ngồi trên lồng gỗ xiêu vẹo, bám chặt vào sợi dây kim loại là cách di chuyển nguy hiểm mà người dân của hai làng ở Nepal lựa chọn để qua sông trong nhiều năm qua.

Charaudi và Ghyalchok là hai ngôi làng tọa lạc phía tây của thành phố Kathmandu. Chúng nằm cách nhau khoảng 75 km và chia cách bởi dòng sông Trishuli. Khi muốn di chuyển từ làng này sang làng khác, người dân chỉ có cách duy nhất là ngồi trên những hộp gỗ xiêu vẹo nối với sợi cáp mỏng.

Charaudi và Ghyalchok là hai làng tọa lạc phía tây của thủ đô Kathmandu của nepal. Chúng nằm cách nhau khoảng 75 km và chia cách bởi dòng sông Trishuli. Nhiều năm qua, người dân và trẻ em sống ở hai bên bờ sông phải trải qua hành trình đầy nguy hiểm khi ngồi trên những hộp gỗ xiêu vẹo nối với sợi cáp mỏng để tới bờ bên kia.

Khoảng hơn chục sợi dây cáp xuất hiện lơ lửng như vậy giữa không trung, nối hai ngôi làng nhỏ. Trong thời gian gần đây, nhiều sợi dây đã được gia cố bằng cách thêm trụ hỗ trợ hoặc nâng các hộp gỗ.
Khoảng hơn chục sợi dây cáp xuất hiện lơ lửng giữa không trung, nối hai ngôi làng nhỏ. Trong thời gian gần đây, dù người dân đã thêm cột trụ hỗ trợ ở hai bờ hoặc nâng cấp các hộp gỗ để tăng tính an toàn, song nguy hiểm.vẫn luôn rình rập, theo BBC.

Cho tới nay, chính quyền địa phương đã xây dựng một cây cầu trong khu vực, nhưng nhiều người dân vẫn chọn cách đu trên những sợi cáp cao vì đây là con đường ngắn nhất nối hai làng.
Hiện nay, chính quyền địa phương đã xây dựng một cây cầu trong khu vực, nhưng nhiều người dân vẫn chọn cách đu trên những sợi cáp cao vì họ nghĩ đây là con đường ngắn nhất để di chuyển qua hai làng.

Những người dân làng có lý do chính đáng để yêu cầu chính quyền xây dựng cho họ những cách di chuyển an toàn hơn. Ngày 27/1/2011, 5 người dân làng Ghyalchok đã tử vong vì một sợi dây cáp đứt.

Ngày 27/1/2011, 5 người dân làng Ghyalchok đã tử vong vì một sợi dây cáp đứt. “Buổi trưa hôm đó, khi đang về nhà, tôi nhận tin báo từ những người hàng xóm rằng, chồng tôi Ranjeet đã bị dòng nước cuốn trôi sau khi cây cầu sập. Tôi đã ngất khi nghe tin dữ ấy”, Sanu Kanchhi Gaire, mẹ của 4 đứa trẻ, kể lại.

a

“Chúng tôi từng chọn cách di chuyển qua sông Trishuli bằng những sợi dây thép lơ lửng ấy, nhưng tai nạn năm đó thật đáng sợ. Giờ đây, mỗi khi nước sông dâng cao, tôi đều cố gắng di chuyển bằng cây cầu treo. Đoạn đường cầu treo tuy xa hơn, nhưng an toàn. Và những lúc đó, cảm giác sợ hãi lại ùa về trong tâm trí tôi với hình ảnh 5 người đã mất mạng. Tôi còn có những đứa trẻ. Nếu chuyện không may xảy đến với tôi, chúng sẽ trở thành những đứa bé mồ côi”, anh Kumar Shrestha, 39 tuổi, tâm sự. Vợ của Kumar là một trong số các nạn nhân của thảm kịch năm 2011.

Ông Sanu Kanchhi Thapa (trái) cũng là nạn nhân của tai nạn hôm đó. Nhưng may mắn, ông đã sống sót và bơi vào bờ.
Ông Sanu Kanchhi Thapa (trái), một nạn nhân khác của tai nạn đứt cáp, đã bơi vào bờ và may mắn sống sót.

Punmaya Gurung, người dân làng Gordi, nói rằng, cô đã gửi lời thỉnh cầu lên chính phủ Nepal, đề nghị họ xây dựng một cây cầu an toàn cho người dân. Nhưng cho tới nay, Punmaya cũng như người dân đều không nhận phản ứng tích cực nào từ phía giới chức. “Việc bám vào sợi dây sắt đã khiến tay chúng tôi phồng rộp. Thậm chí, nó cắt sâu vào da thịt và gây chảy máu”, Punmaya nói.
Punmaya Gurung, người dân làng Gordi, nói rằng, cô đã gửi lời thỉnh cầu lên chính phủ Nepal. Cô đề nghị họ xây dựng một cây cầu an toàn cho người dân. Nhưng cho tới nay, Punmaya cũng như người dân đều không nhận phản ứng tích cực nào từ phía giới chức. “Việc bám vào sợi dây sắt đã khiến tay chúng tôi phồng rộp. Thậm chí nó cắt sâu vào da thịt và gây chảy máu”, Punmaya nói.

Người đàn ông này thường di chuyển qua cầu treo mỗi lần sang bờ bên kia để bán đậu.
Người đàn ông này thường di chuyển qua cầu treo mỗi lần sang bờ bên kia để bán đậu.

Chính phủ Nepal cho biết họ không đủ nguồn tài chính để xây các cây cầu theo yêu cầu của dân làng. Như vậy, những đứa nhỏ như bé Hitmaya Chepang sẽ phải tiếp tục đu trên dây cáp để tới trường.
Chính phủ Nepal cho biết, họ không đủ nguồn tài chính để xây các cây cầu theo yêu cầu của dân làng. Như vậy, những đứa nhỏ như bé Hitmaya Chepang sẽ phải tiếp tục đu trên dây cáp để tới trường.

Theo Zing.vn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.