Hỏa táng - cách thức mai táng hoàn hảo nhất?

Một bài viết được đăng tải trên tạp chí TIME danh tiếng của Mỹ cho biết, việc hỏa thiêu người quá cố đang trở thành xu thế mới ở Mỹ và nhiều quốc gia trên khắp thế giới, vốn coi việc chôn cất là cách mai táng truyền thống.

Một bài viết được đăng tải trên tạp chí TIME danh tiếng của Mỹ cho biết, việc hỏa thiêu người quá cố đang trở thành xu thế mới ở Mỹ và nhiều quốc gia trên khắp thế giới, vốn coi việc chôn cất là cách mai táng truyền thống.

Tuy đi ngược với tập tục được duy trì suốt hàng trăm, hay thậm chí là hàng ngàn năm qua ở nhiều quốc gia nhưng những lợi ích to lớn khiến hỏa táng đang ngày càng trở nên phổ biến.

Giải pháp hoàn hảo

 

Dân số thế giới vượt qua ngưỡng 7 tỷ trong năm ngoái, trong khi đó, mỗi ngày có 150.000 người lìa đời trên khắp thế giới, đặt ra thách thức lớn cho các nhà quản lý. Việc chôn cất người quá cố sẽ kéo theo hàng loạt những vấn đề, trong đó nổi cộm nhất là thiếu hụt quỹ đất cho cả người chết và người sống.

Ở nhiều đô thị, trong đó có cả Việt Nam, quỹ đất dành cho người chết đang trở thành vấn đề nổi cộm. Hầu hết nghĩa trang nằm ở vùng ven thành phố đều trong tình trạng quá tải khiến việc chôn cất trở nên nan giải. Tuy nhiên, việc thay thế địa táng bằng hỏa táng sẽ giúp chấm dứt những vấn đề tưởng như khó tìm lời đáp.

Chi phí rẻ

 

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái mạnh mẽ, không nhiều người đủ khả năng chi trả cho một suất mộ phần ở những đô thị “tấc đất tấc vàng”, vốn đang nặc nè bởi tình trạng quá tải dân số. Khi đất dành cho người sống lâm vào tình cảnh khan hiếm, đất dành cho người chết cũng không thể dư giả hơn.

Khi nhu cầu tăng cao nhưng nguồn cung có hạn, giá đất mai táng chắc chắn sẽ bị đẩy lên, vượt khả năng chi trả của nhiều người. Ở Mỹ, chi phí cho địa táng đắt gấp 3 lần so với chi phí hỏa táng khiến tỷ lệ an táng theo cách thức này tăng từ 25% năm 1999 lên con số dự kiến 50% năm 2017 và sẽ tiếp tục gia tăng.

Thân thiện với môi trường

 

Tuy là cách chôn cất truyền thống nhưng địa táng không phải là cách mai táng thân thiện với môi trường. Trong quá trình mai táng, thi thể người quá cố buộc phải trải qua quá trình xử lý bằng hóa chất. Sau khi chôn cất, hóa chất này sẽ ngấm vào đất trước khi tác động đến các mạch nước ngầm, gây ra hiện tượng ô nhiễm xung quanh những nghĩa địa.

Hỏa táng không chỉ được tiến hành nhanh gọn mà nó còn giúp cho môi trường không bị ảnh hưởng. Thậm chí, phương pháp “hỏa táng xanh” tối tân, sử dụng hỗn hợp nước và kali hydroxit vẫn giúp giữ lại tro cốt của người quá cố mà không cần sử dụng lửa. Hiện tại, cách thức này đang nhận được sự ủng hộ của 4/5 trường hợp hỏa táng ở Mỹ.

An toàn

 

Quá trình hỏa táng không dừng lại ở việc tiêu đốt toàn bộ các phần chất hữu cơ bên trong cơ thể con người mà nó còn bao gồm việc tán nhỏ các mảnh xương, giúp thân nhân người quá cố không bị sốc khi tán xạ tro cốt trong buổi lễ án táng. Đối với những gia đình không chọn phương pháp tán xạ, tro cốt sẽ được đóng chặt trong các bình chứa đặc biệt trước khi được gửi vào chùa, nhà thờ hoặc các nơi thờ cúng khác.

Gần gũi

 

Tuy việc chôn cất đã trở thành truyền thống ở nhiều quốc gia nhưng hỏa táng hoàn toàn không phải hình thức tiễn đưa người quá cố xa lạ. Trong nhiều tôn giáo, việc hỏa táng người chết được coi là một trong những cách thức nhanh gọn để giúp người quá cố thoát khỏi cõi trần, về với thế giới vinh hằng. Chính vì lẽ đó, việc hỏa táng trở nên phổ biến trong tương lai hoàn toàn không phải điều xa lạ.

Theo Infonet



Hà Nội: Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhồi máu cơ tim vì lý do bất ngờ
Các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.