Người biểu tình vây nhà của thủ tướng Thái Lan

Hàng nghìn người biểu tình ở Bangkok hôm qua bao vây nhà của bà Yingluck Shinawatra, hàng chục nghìn người khác gây tê liệt trung tâm thủ đô và tuyên bố sẽ tẩy chay cuộc bầu cử vào năm sau.

Hàng nghìn người biểu tình ở Bangkok hôm qua bao vây nhà của bà Yingluck Shinawatra, hàng chục nghìn người khác gây tê liệt trung tâm thủ đô và tuyên bố sẽ tẩy chay cuộc bầu cử vào năm sau.

Ít nhất 150.000 người tập trung tại nhiều điểm trên đường phố Bangkok tối qua, người đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia Paradorn Pattanatabut nói với AFP. Lãnh đạo cuộc biểu tình thì tuyên bố số người tham dự còn cao hơn nhiều.

Xuất hiện trước đám đông hàng chục nghìn người, thủ lĩnh bầu cử Suthep Thaugsuban yêu cầu người biểu tình phong tỏa các địa điểm của Hội đồng Bầu cử, nơi các chính đảng dự kiến đến đăng ký vào ngày 23/12. 


Người biểu tình đối mặt với cảnh sát bên ngoài nhà của Thủ tướng Yingluck ở  Bangkok hôm qua. Ảnh: AFP

"Những ai muốn vào đăng ký phải bước qua chúng tôi. Nếu chúng tôi không duy trì được đất nước vào ngày 2/2, chúng tôi sẽ đóng cửa đất nước. Không ai đi bỏ phiếu cả", Suthep nói.

Ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân dân của người biểu tình kêu gọi lập ra "Hội đồng Nhân dân" không qua bầu cử để giám sát đất nước trước khi cuộc bầu cử mới diễn ra sau một năm hoặc 18 tháng sau.

Đoàn biểu tình của Suthep dẫn đầu làm chật kín khu trung tâm thương mại chính ở Bangkok, làm tắc nghẽn giao thông ở một số nơi, trong đó có cả ngã tư mang tính biểu tượng trong cuộc chiếm đóng bởi đối thủ "áo đỏ" trong cuộc biểu tình ủng hộ ông Thaksin năm 2010.

Trước cuộc biểu tình lớn tại trung tâm thủ đô, hàng nghìn người, chủ yếu là phụ nữ, cũng tập trung bên ngoài ngôi nhà của Thủ tướng Yingluck ở ngoại ô Bangkok bất chấp tình hình an ninh được thắt chặt. 

Những người biểu tình thổi còi, dấu hiệu đặc trưng của các cuộc biểu tình nhiều tuần nay, và vẫy cờ Thái. Đám đông hô to "Yingluck hãy cút đi". Họ còn tuyên bố sẽ săn đuổi bà Yingluk cho đến khi bà chết hoặc từ chức.

Trong khi đó, nữ thủ tướng không ở thủ đô kể từ đầu tháng 12, sau khi giải tán quốc hội, và đang có mặt ở vùng đông bắc nơi đảng cầm quyền của bà nhận được sự ủng hộ lớn. 

"Nếu chúng ta không duy trì nền dân chủ thì chúng ta nên duy trì cái gì? Nếu mọi người không chấp nhận chính phủ này thì cũng nên chấp nhận nền dân chủ", bà Yingluk nói với các phóng viên hôm qua.

Cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn dù Thủ tướng Yingluck đã nỗ lực giải quyết bất ổn bằng việc kêu gọi bầu cử sớm.

Người biểu tình muốn chấm dứt thời gian cầm quyền của bà Yingluk cũng như sự ảnh hưởng của anh trai bà, cựu thủ tướng Thaksin, người đang lưu vong ở Dubai. Ông Thaksin từng là một tỷ phú, nhận được sự ủng hộ cửa những người dân nghèo ở miền nam, miền bắc và đông bắc nhưng lại không được lòng tầng lớp thượng lưu và trung lưu ở Bangkok.

Những đảng ủng hộ Thaksin đều giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử từ năm 2001 đến nay mà gần nhất là chiến thắng vang dội cho đảng của bà Yingluck hai năm trước.

Lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban, người từng thề sẽ tiêu diệt "chế độ Thaksin", bác bỏ kêu gọi bầu cử của bà Yingluck, nói rằng việc này sẽ lại chỉ lập nên một chính phủ khác do Thaksin điều khiển.

Theo Vũ Hà (VnExpress.net)


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.