Sự thay đổi đến kinh ngạc của “Cô gái Afghanistan với ánh mắt hút hồn” sau 30 năm

Sau 30 năm, cuộc sống nghèo khó đã biến gương mặt với đôi mắt xanh ám ảnh trong làng báo chí quốc tế thay đổi đến kinh ngạc.

Sau 30 năm, cuộc sống nghèo khó đã biến gương mặt với đôi mắt xanh ám ảnh trong làng báo chí quốc tế thay đổi đến kinh ngạc.

Lần đầu tiên xuất hiện trên trang bìa tạp chí National Geographic trong số báo năm 1985, Sharbat Gula lúc đó chỉ được biết đến với cái tên “Cô gái Afghanistan” và nổi tiếng trong làng báo chí Quốc tế như một “nàng Monalisa” trên ảnh.

Bức ảnh "Cô gái Afghanistan" đăng trên bìa tạp chí National Geographic năm 1985.

Tác giả của bức ảnh là nhiếp ảnh gia người Mỹ Steve McCurry. Vào hồi đầu những năm 1980, ông từng mạo hiểm đặt chân tới Afghanistan, khi xung đột và bất ổn còn thường xuyên xảy ra dữ dội. Tại đây, ông đã có những bức ảnh đậm chất nghệ thuật và mang tính báo chí cũng như gây dựng tên tuổi trong làng nhiếp ảnh báo.

Steve McCurry đã tới thăm hàng chục trại tị nạn ở Afghanistan, một trong số những lần đó đã giúp ông gặp được cô gái có đôi mắt “ám ảnh” mà sau này bức ảnh chụp cô gái đã được bình chọn là bức hình được biết tới nhiều nhất trong lịch sử báo chí.

Nhiếp ảnh gia Steve McCurry đứng bên tác phẩm của mình "Cô gái Afghanistan" tại một triển lãm tranh ở Hamburg, Đức vào tháng 6/2013.

Nhiếp ảnh gia gặp Sharbat Gula trong một lớp học ở trại tị nạn. Ánh mắt xanh biếc, sâu thẳm này đã khiến ông khựng lại từ cái nhìn đầu tiên và ông đã quyết định thực hiện bức ảnh. Sau này, sau khi được bình chọn làm ảnh bìa của tạp chí National Geographic, cô gái này trở nên nổi tiếng trong khi tất cả mọi người đều không biết được tăm tích của cô, kể cả tác giả của bức ảnh.

Với mong muốn tìm lại được cô gái, năm 2002, Steve McCurry đã quyết định quay trở lại Afghanistan. May mắn, nhiếp ảnh gia 63 tuổi này cũng đã tìm thấy được cô gái trong bức ảnh của mình. Sau 18 năm, cuộc sống nghèo khó đã khiến cô thay đổi đến mức mà nhiều người khó có thể nhận ra được. Từ một cô bé 12 tuổi có đôi mắt xanh sâu thẳm, người ông gặp lại là một người phụ nữ 30 tuổi với đôi mắt mờ nhạt hơn, làn da nhăn nheo.

Sau 18 năm, cô gái đã quá khác so với năm xưa.

Mới đây, Sharbat Gula lại xuất hiện với một hình ảnh khác xa so với cách đây 30 năm trước, trong một bối cảnh rất khác. Bức ảnh lần này được chụp lại từ thẻ căn cước của cô gửi cho chính quyền Pakistan.

Tuy gương mặt đã có nhiều biến đổi, nhưng ánh mắt ấy vẫn toát lên cái nhìn sâu thẳm khiến nhiều người khó có thể quên. Chính vì vậy, chính quyền Pakistan đã phát hiện ra thẻ căn cước của cô là giả mạo. Trong đó, cô khai quốc tịch là Pakistan trong khi là người Afghanistan, cái tên Sharbat Bibi trong thẻ cũng là giả mạo.

Bức ảnh năm Sharbat Gula 12 tuổi (trái) và khi 42 tuổi được chụp lại từ thẻ căn cước (phải).

Một quan chức ở thành phố Peshawar (Pakistan) xác nhận Gula đã nộp hồ sơ xin thẻ căn cước cùng 2 con trai cô là Rauf Khan và Wali Khan. Cả 3 người đã được cấp thẻ cùng ngày. Tuy nhiên, tất cả giấy tờ cô đăng ký thẻ căn cước cùng 2 con trai được xác định là giả .

Nhiều nghi ngờ cho rằng, 2 cậu con trai kia cũng không phải là con thật của cô. Bởi trong lần gặp gỡ lại với nhiếp ảnh gia Steve McCurry, cô cho biết đã lập gia đình và vợ chồng cô có 3 người con gái, người con gái thứ 4 qua đời khi chỉ mới vài tháng tuổi.

Cảnh sát Pakistan xác định “Cô gái Afghanistan” chỉ là một trong số hàng ngàn người tị nạn ở Afghanistan muốn di cư và đã làm thẻ căn cước giả. Hiện cô vẫn đang bị điều tra.
Theo Tri Thức Trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.