Ăn xong bữa trưa tại trường học, 97 trẻ em phải nhập viện

Ít nhất 97 em học sinh Ấn Độ đã phải nhập viện điều trị sau khi ăn bữa trưa miễn phí tại trường học. Biểu hiện ban đầu cho thấy các em có thể đã bị ngộ độc thức ăn.

Ít nhất 97 em học sinh Ấn Độ đã phải nhập viện điều trị sau khi ăn bữa trưa miễn phí tại trường học. Biểu hiện ban đầu cho thấy các em có thể đã bị ngộ độc thức ăn.

Sự việc xảy ra tại một trường công lập thuộc một vùng nông thôn ở huyện Palghar, bang Maharashtra, miền tây Ấn Độ. 97 em bé, sau khi ăn trưa tại trường, đã bị đau bụng và buồn nôn. Sau đó, các em được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện huyện.

Rất may, tình trạng của các em bé không quá nguy hiểm và hiện sức khỏe các bé đang được cải thiện dần dần.
 
Các trường học tại Ấn Độ phải cho học sinh ăn trưa miễn phí, nhưng chất lượng lại không hề bảo đảm.

Hiện cảnh sát chưa đưa ra xác nhận về độ tuổi của những em học sinh bị ngộ độc. Tuy nhiên, theo thông tin từ Phó cảnh sát trưởng huyện Palghar, ông Shrikrishna Kokate, học sinh lớn tuổi nhất bị ngộ độc năm nay học lớp 7. 

97 học sinh đã nhập viện, một vài em có biểu hiện nghiêm trọng như nôn mửa sau khi ăn bữa trưa. Chúng tôi đã cử nhân viên đến trường để lấy mẫu. Khả năng cao đây là một vụ ngộ độc thực phẩm.” – Ông Kotake nói thêm.


Nhiều trẻ em đã tử vong vì ngộ độc thực phẩm tại trường học.

Kể từ năm 2001, Tòa án tối ca Ấn Độ đã ra phán quyết tất cả trường công lập tai quốc gia này phải cung cấp bữa trưa miễn phí cho tất cả học sinh dưới 13 tuổi. Tuy nhiên, vấn đề an toàn thực phẩm vẫn là điều gây nhiều bức xúc.

Chỉ trong năm 2013, đã có hơn 20 trẻ em tử vong vì ngộ độc thức ăn tại các trường học ở miền Đông Ấn Độ.

Theo Trí thức trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.