Bị đòi nợ theo kiểu "khủng bố", con nợ tự tử trước mặt cảnh sát

Trước mặt cảnh sát, người đàn ông bị đòi nợ đã làm một việc khiến nhiều người khó hiểu. Không ít người thắc mắc, tại sao sự việc lại diễn ra theo cách đó.

Trước mặt cảnh sát, người đàn ông bị đòi nợ đã làm một việc khiến nhiều người khó hiểu. Không ít người thắc mắc, tại sao sự việc lại diễn ra theo cách đó.

Trang báo điện tử Thanh niên (Trung Quốc) đưa tin cho hay, vào ngày 2/8 người đàn ông có tên Lý Chí Quốc, sống tại huyện Phương Thành, tỉnh Hà Nam đã lên mái nhà, gọi điện thoại cho đường dây nóng của cảnh sát trước khi nhảy lầu tự tử.

Trong khi đó, ở ngay dưới nhà, một nhóm người tự xưng đến từ "công ty đòi nợ" đã ăn, ở trong nhà ông ta suốt 7 ngày. Họ thường xuyên lớn tiếng đe dọa: "Hoặc là mày trả tiền hoặc là mày phải chết".

Lý Chí Quốc năm nay vừa tròn 50 tuổi. Sinh thời, ông này là một trong những người đứng tên vay nợ cho nhà máy điện tử Uông Hân ở huyện Phương Thành.

Người con trai có tên Lý Thông cho hay, tháng 4/2015, bố anh ta và giám đốc nhà máy trên là Trần Tòng Hân cùng nhau vay 700.000 NDT (tương đương gần 2,5 tỉ đồng) dùng vào việc phát triển kinh doanh.

Tuy nhiên đến tháng 10 năm đó, Trần cầm theo số tiền trên cao chạy xa bay, vì thế nên "công ty đòi nợ" chỉ còn biết tìm đến ông Lý Chí Quốc.

Bị đòi nợ theo kiểu khủng bố, con nợ tự tử trước mặt cảnh sát - Ảnh 1.

Những kẻ đòi nợ nằm la liệt trong nhà ông Lý Chí Quốc.

Từ ngày 27/7 đến nay, hơn chục người của "công ty" trên mang theo gậy gộc kéo đến nhà ông Lý. Bình thường, đám người này phân chia nhau 4 người đứng ở cổng, 6-7 người vào trong nhà.

Lý Thông cho hay, trong vòng 7 ngày, bố anh ta không thể ra khỏi nhà. Nhóm người trên thay nhau chửi bới họ, không lúc nào ngưng nghỉ, cũng không cho họ chợp mắt.

Nếu ông Lý mệt quá mà gục xuống, ngay lập tức nhóm đòi nợ kia sẽ tát vào mặt, đánh thức ông dậy và tiếp tục nhục mạ.

Bị đòi nợ theo kiểu khủng bố, con nợ tự tử trước mặt cảnh sát - Ảnh 2.

Một nhóm những kẻ đòi nợ thuê đứng trong nhà ông Lý.

Không chỉ đe dọa con nợ, chúng còn đe dọa Lý Thông và người nhà: "Nếu bố mày không chết thì chúng mày đều phải chết".

Trong 7 ngày ngột ngạt nói trên, ông Lý cũng đã nhiều lần gọi điện cho cảnh sát đến giúp đỡ nhưng lực lượng chức năng không những không thu "vũ khí" mà còn mặc kệ, để hai bên tự thương lượng.

Nguyên nhân là bởi theo lời cảnh sát đưa ra, nhóm đòi nợ không đánh ông Lý, cũng không cấu thành hành vi uy hiếp đến sức khỏe, tính mạng của ông này.

Bị đòi nợ theo kiểu khủng bố, con nợ tự tử trước mặt cảnh sát - Ảnh 3.

Gậy gộc nhóm đòi nợ thuê mang theo đến nhà ông Lý.

Đến ngày 2/8, những kẻ đòi nợ càng lúc càng hung hãn buộc gia đình ông Lý phải tiếp tục báo cảnh sát. Lý Thông cho hay, sau khi đến, cảnh sát đã tách hai bên ra và bảo bố anh ta lên tầng trên, họ hộ tống phía sau.

Theo những người nhà trực tiếp quan sát sự việc, sau khi lên mái nhà, ông Lý đã gọi điện cho đường dây nóng của cảnh sát, nói vài câu gì đó rồi nhảy lầu tự tử trước sự chứng kiến của lực lượng chức năng địa phương.

Lý Thông nghe thấy tiếng kêu của bố liền chạy ra ngoài. Anh thấy rõ mặt bố mình toàn là máu, nằm vật trên mặt đất. Nhân viên cấp cứu đã có mặt ngay sau đó để đưa ông Lý đi cấp cứu nhưng ông này đã tử vong.

Bị đòi nợ theo kiểu khủng bố, con nợ tự tử trước mặt cảnh sát - Ảnh 4.

Mái nhà nơi ông Lý nhảy xuống tự tử.

"Ông ấy chết, cổ, chân đều bị gẫy, răng văng ra ngoài, thê thảm lắm", vợ trước của ông Lý cho hay.

Được biết khi thay quần áo khâm liệm cho con nợ xấu, người nhà đã phát hiện một bức thư trong túi quần nạn nhân: "Tôi cũng không còn cách nào khác, chỉ biết tìm đến cái chết".

Thông tin này sau khi đăng tải đã khiến nhiều người không khỏi băn khoăn, không hiểu vai trò của cảnh sát là gì khi họ đứng nhìn người đàn ông kết thúc cuộc đời theo cách đó, cho dù ông ta đã làm gì đi chăng nữa.

Theo Tri Thức Trẻ

tự tử

con nợ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.